Sau đại dịch Covid-19, tiềm ẩn nhiều loại tội phạm liên quan đến cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, tín dụng đen

07/07/2020 17:17

Kinhte&Xahoi Do đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp cả ở trong nước và trên thế giới, gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đển đời sống xã hội và kinh tế, do vậy tiềm ẩn nhiều tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhiều loại tội phạm xảy ra và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, tập trung vào các loại tội phạm liên quan đến cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, tín dụng đen, tội phạm đầu cơ, hàng giả...

Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Đào Văn Cường thông tin tại Kỳ họp 

Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Đào Văn Cường thông tin tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV.

Theo đó, liên quan tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, đã phát hiện và khởi tố 1 vụ/1 bị can về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Đối với tội phạm về ma tuý, đã khởi tố 1.837 vụ/2.198 bị can. Hoạt động ma túy trên địa bàn liên quan đến các tuyến trọng điểm về ma túy như tuyến Tây Bắc, Đông Bắc và tuyến Miền Trung - phía Nam vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng rất manh động, liều lĩnh, tự trang bị vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ.

Phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng rất tinh vi như cất giấu ma túy trong các gói quà, thùng hoa quả hoặc các hốc rỗng của ô tô, xe máy để tránh sự phát hiện, kiểm tra của các lực lượng chức năng. Đối với tội phạm về tham nhũng và chức vụ, đã khởi tố 15 vụ/17 bị can.

Đối với tội phạm về kinh tế và môi trường, đã khởi tố 79 vụ/103 bị can. Các loại tội phạm kinh tế chủ yếu là tội phạm tài chính, ngân hàng, quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tình hình buôn lậu, buôn bán, sản xuất hàng giả diễn ra phức tạp trên các tuyến đường bộ, hàng không; tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm tài sản ngày càng gia tăng.

Đáng lưu ý: Vụ Lê Minh Châu sản xuất hàng giả “Sâm tố nữ” xảy ra tại quận Đống Đa, vụ Lê Kinh Hiền cùng đồng phạm phạm tội mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế, vụ Trương Thị Bình và đồng phạm phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả là thiết bị y tế trong thời gian xảy ra dịch Covid-19.

Đối với tội phạm xâm phạm sở hữu, đã khởi tố 1.487 vụ/1.270 bị can. Đối với tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, đã phát hiện và khởi tố 1 vụ/5 bị can. Đối với tội phạm về trật tự xã hội, đã khởi tố 996 vụ/2.954 bị can; trong đó, một số vụ án điển hình, dược dư luận xã hội quan tâm như: Vụ Giết người, Chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9/1/2020 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức; vụ bố dượng và mẹ ruột giết con gái 3 tuổi xảy ra tại phường Phương Liên, quận Đống Đa...

Quang cảnh Kỳ họp 

Theo Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Đào Văn Cường, trong 6 tháng đầu năm 2020, VKS hai cấp thành phố đã nghiêm túc, chủ động triển khai các yêu cầu công tác của ngành, của địa phương.

Kết quả ở một số chỉ tiêu có sự chuyển biến tích cực và cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 như tỷ lệ yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra, tỷ lệ kiểm sát các vụ việc hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính... đều đạt 100%... Tuy nhiên, một số chỉ tiêu công tác đạt được chưa cao như chỉ tiêu về tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, chỉ tiêu giải quyết án tại cơ quan điều tra, việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến; ban hành kiến nghị, kháng nghị, thông báo rút kinh nghiệm...

“Do đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp cả ở trong nước và trên thế giới, gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đển đời sống xã hội và kinh tế, do vậy tiềm ẩn nhiều tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhiều loại tội phạm xảy ra và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, tập trung vào các loại tội phạm liên quan đến cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, tín dụng đen, tội phạm đầu cơ, hàng giả... Do đó, đề nghị HĐND, UBND Thành phố tăng cường hơn nữa công tác quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực, thường xuyên thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý” - ông Đào Văn Cường kiến nghị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Cần loại bỏ tư duy ‘quyền anh, quyền tôi’

Trước quan điểm cho rằng rất khó để thuyết phục các cơ quan quản lý tự đề xuất cắt giảm các quy định quản lý chuyên ngành khi mà tư duy quản lý vẫn theo nếp cũ, thậm chí quan niệm “quyền anh, quyền tôi” vẫn tồn tại đâu đó, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, CIEM đã bày tỏ ý kiến của mình.

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/sau-dai-dich-covid-19-tiem-an-nhieu-loai-toi-pham-lien-quan-den-cho-vay-nang-lai-doi-no-thue-tin-dung-den-389059.html