Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Đông Anh - Hà Nội: Xã Đại Mạch có đang cố tình không xử lý sai phạm hai trại lợn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp?

20/03/2020 15:25

Kinhte&Xahoi Gần 30000 m2 đất nông nghiệp công tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch mặc dù đã được mang ra đấu giá thuê quyền sử dụng đất cũng như đã có người trúng thầu nhưng gần hai năm nay vẫn chưa nhận được mặt bằng để canh tác nông nghiệp, cũng do sự buông lỏng của chính quyền sở tại để mọc lên hai trang trại lợn hàng nghìn m vuông xây dựng trái phép và ngang nhiên tồn tại. Kỳ lạ là, chính quyền địa phương vẫn không có biện pháp xử lý, phải chăng có lợi ích nhóm ở đây?

Như đã phản ánh ở những số báo trước về việc gần 30.000m2 tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội ngày 18/8/2018 đã được UBND huyện Đông Anh cho đấu giá thuê quyền sử dụng đất.

Ngày 24/8/2018, UBND huyện Đông Anh lần lượt có Quyết định số 4400/QĐ-UBND và 4401/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp công trên địa bàn huyện Đông Anh cho ông Sản và ông Tiến. Sau khi có kết quả trúng thầu 02 lô đất nói trên, ngày 10/9/2018 ông Sản và ông Tiến lần lượt nhận được Thông báo số 109/TB-UBND; 110/TB-UBND của UBND xã Đại Mạch thông báo về việc nộp tiền trúng giá đấu thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp công trên địa bàn xã.

 Quyết định số 4401/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp công trên địa bàn huyện Đông Anh.

Cụ thể, trong Thông báo số 109/TB-UBND nêu rõ: "Ông Nguyễn Văn Sản đã trúng đấu giá cho thuê 13.200 m2 đất nông nghiệp công tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thông Mạch Lũng, xã Đại Mạch với giá trúng đấu giá là 12.000 đồng/m2/năm. Tổng số tiền phải nộp một năm là 158.400.000 đồng.”.

Thông báo110/TB-UBND gửi đến ông Tiến về việc nộp tiền trúng đấu giá thuê quyền sử dụng đất

Còn Thông báo số 110/TB-UBND có nêu rõ: “Ông Bùi Minh Tiến đã trúng đấu giá cho thuê 16.600m2 đất nông nghiệp công tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thông Mạch Lũng, xã Đại Mạch với giá trúng đấu giá là 7.000 đồng/m2/năm. Tổng số tiền phải nộp một năm là 116.200.000 đồng”.

Đồng thời yêu cầu ông Sản và ông Tiến nộp tiền trúng đấu giá thuê đất vào tài khoản của UBND xã Đại Mạch tại Kho bạc Nhà nước huyện Đông Anh. Thời gian thực hiện 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Sau khi nhận được thông báo, theo hướng dẫn của cán bộ địa chính xã Đại Mạch và Quyết định của huyện Đông Anh, ngay sau đó, vào ngày 11/9/2018, ông Tiến đã nộp đủ số tiền 274.000.000 đồng (hai trăm bảy tư triệu đồng chẵn) và hoàn thành nghĩa vụ đối với 2 lô đất trên.

Ông Tiến đã nộp đủ số tiền 274.000.000 đồng vào ngân sách nhà nước.

“Tôi đấu thầu và trúng thầu lô đất này, nhưng không hiểu sao chưa đầy 1 tuần nhà ông Tuấn đem khoảng 20 công nhân và tập kết vật liệu xây dựng hai trại lợn to hàng trăm m2 tại đây. Trong khi người dân cũng kịp thời lên xã để thông báo, nhưng họ vẫn tiếp tục xây dựng để hiện trạng bây giờ là 2 trại lợn đi vào hoạt động với cả mấy trăm con lợn, xả thải trực tiếp ra sông Hồng có mùi hôi thối nồng nặc, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, còn người trúng thầu vẫn chưa nhận được đất. Thực lòng, ông Chi chủ tịch xã Đại Mạch cũng mời tôi lên nhà rồi cũng hỏi tôi về việc thuê 7000 đồng/m2, thì làm được cái gì, để lại cho nó làm, rồi cả bồi thường cho tôi số tiền 200 triệu, 250 triệu, 350 triệu, 450 triệu và mới gần đây nhất là thuận 600 triệu, nhưng tôi không đồng ý, vì tôi đấu giá khu đất này để tôi canh tác nông nghiệp trồng hoa, trồng rau má” Ông Tiến người trúng thầu bức xúc cho biết.

 

Hai trại lợn rộng hàng nghìn m2 chưa bị xử lý làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Trước sự việc trên, ông Tiến đã nhiều lần báo cáo lên xã, cũng như có đơn đề nghị gửi lên UBND huyện Đông Anh. Ngày 05/03/2019, Văn phòng HĐND – UBND huyện Đông Anh đã có Thông báo số 64/ VP –gửi đến Chủ tịch UBND xã Đại Mạch về việc đề nghị giao đất đấu giá cho gia đình ông Tiến theo Quyết định số 4401/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 của UBND huyện Đông Anh về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp công trên địa bàn huyện Đông Anh. Mặc dù là vậy nhưng đến nay, ông Tiến vẫn chưa được bàn giao mặt bằng để canh tác đúng chủ trương đấu thầu của huyện mặc dù tiền thuế đất canh tác nông nghiệp đã hoàn thành. 

Thông báo của UBND huyện Đông Anh gửi đến Chủ tịch xã Đại Mạch đề nghị giao đất cho ông Tiến.

Vấn đề nghiêm trọng là vậy nhưng rất kỳ lạ lại không bị xử lý? Điều này dấy lên hoài nghi về một sự ưu ái đặc biệt của các cơ quan có thẩm quyền nêu trên, bởi lẽ tại Khoản 1, Điều 18 chương II Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND do chủ tịch UBND Hà Nội, ban hành ngày 24/02/2017 về việc quy định đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy định rõ quyền của người trúng đấu giá được công nhận kết quả trúng đấu giá và làm các thủ tục để nhận đất, xác lập quyền sử dụng đất theo quy định. Được hưởng các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Và được quyền sử dụng hạ tầng kỹ thuật trong khu đất và kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài khu đất để phục vụ cho việc sử dụng đất.

Trước những sai phạm nghiêm trọng trên, PV đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Hiển, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh (Hà Nội). Ông Hiển cho hay,“chúng tôi đang ra quyết định thu hồi của chủ cũ, đôn đốc mãi xã không làm, xã cứ bảo để hai bên tự thỏa thuận, bây giờ hết thời gian thương thảo chúng tôi sẽ dùng biện pháp cưỡng chế, còn liên quan đến hai công trình trại lợn xây dựng trái phép xây dựng trên đất nông nghiệp thì chúng tôi sẽ xử lý theo quy định của nhà nước”.

Trước uẩn khúc liên quan đến khu đất tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, PV tiếp tục trao đổi với ông Nguyễn Xuân Linh, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh. Ông Linh cho biết “huyện đã nhận được đơn đề nghị giao đất của ông Tiến, và đang giao cho các phòng tài nguyên đang xử lý và hướng nếu ko bàn giao được thì sẽ cho thu hồi đất công”.

Như vậy, việc đất trúng thầu nhưng lại không về đúng chủ, cộng thêm 2 trang trại lợn xây dựng không phép trên đất nông nghiệp nhưng không bị xử lý, phải chăng năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phương nơi đây quá yếu kém? Hay do có điều gì khuất tất? Chả nhẽ sau khi lập các biên bản vi phạm là coi như chuyện đã xong, để chình ình 2 trang trại lợn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, còn người trúng thầu không được đảm bảo quyền lợi? Cho đến nay vẫn tồn tại thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Ai sẽ xử lý? Không xử lý triệt để sai phạm thì có đồng nghĩa với việc bao che hay không? Không bao che nhưng buông lỏng quản lý khiến quyền lợi chính đáng của người dân bị tổn thất nghiêm trọng thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm? 

Báo Kinh doanh và Pháp luật xin được chuyển các câu hỏi trên đến UBND huyện Đông Anh, UBND thành phố Hà Nội để xem xét, giải quyết sự việc nhanh chóng, đúng theo quy định của pháp luật để người dân không bị thiệt thòi. Thiết nghĩ việc buông lỏng quản lý tại địa phương sở tại dẫn đến việc dự án phải thu hồi (như ông Linh, phó chủ tịch huyện Đông Anh trao đổi), gây lên thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Cụ thể là khu đất nông nghiệp cồn tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, trong khi một năm người dân canh tác nông nghiệp, nộp nghĩa vụ tai chính là 274 triệu đồng, ngoài ra nếu dự án bị thu hồi, thì hàng chục người nông dân nguy cơ thất nghiệp. Vậy sự buông lỏng quản lý dẫn đến thiệt hại lớn nguồn thu kinh phí của nhà nước, người nông dân không có việc làm, ai là người chụi trách nhiệm? 

 Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Nhóm PV điều tra


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: KD&PL

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com