Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Du lịch tâm linh thế nào để không phản tác dụng?

10/06/2019 09:28

Kinhte&Xahoi Thời gian gần đây, ở Việt Nam, chúng ta mới nghe nói nhiều đến cụm từ “du lịch tâm linh”, nhưng thực ra đó là cụm từ không mới ở nhiều quốc gia có bề dày lịch sử, văn hóa, tôn giáo, từ phương Đông tới phương Tây. Vấn đề quan trọng ở chỗ làm sao để du lịch tâm linh thực sự trở thành nơi con người tìm về với đức tin, nguồn cội để dưỡng thiện tâm hồn mình, thay vì bị động cơ trục lợi “lấy thánh, thần ra kinh doanh” làm biến tướng…

Du lịch tâm linh từ Tây sang Đông, từ Á sang Âu
 
Đối với Phật giáo, Bồ Đề Đạo Tràng - thánh tích có cây Bồ đề vi diệu mà Đức Phật đã ngồi thiền nhập định 49 ngày đêm và thành đạo - thực sự là “cái rốn của vũ trụ”. Ngày 27/6/2002, Ủy ban văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Bồ Đề Đạo Tràng là một di sản của thế giới. Vì thế từ hàng ngàn năm qua, các Phật tử luôn mơ  ước được một lần về Bodh Gaya - nơi đức Phật đạt tới sự giác ngộ.

Mỗi ngày, tại đây đón hàng nghìn tăng lữ và các vị khách hành hương về đất Phật với tấm lòng thành kính. Được đặt chân đến mảnh đất linh thiêng này với bất kỳ du khách nào cũng là một niềm tự hào. Thậm chí, với những người đến Bồ Đề Đạo Tràng ước nguyện lớn nhất là mong nhặt được một chiếc lá bồ đề được coi là sự may mắn cho bất cứ ai ghé thăm đất Phật. Bởi thế, tại Bồ Đề Đạo Tràng thường thấy có không ít các vị chư tăng đứng đợi nhặt cho được một chiếc lá của cây bồ đề thiêng. 

Đối với người Do Thái trên khắp thế giới, địa danh thiêng liêng nhất của họ là Bức tường than khóc tại thành cổ Jerusalem (Israel). Bức tường than khóc còn có tên là bức tường phía Tây (Western Wall), do vua Herod Echo xây dựng vào đầu thế kỷ I TCN, trên một đoạn đường chống của ngôi đền do vua Salomon xây dựng cách đây gần 3.000 năm. Sau trận chiến với quân La Mã, bức tường bị phá hủy và hiện nay chỉ còn một đoạn ngắn của tường thành.

Người Do Thái xưa và nay rất tôn sùng bức tường này vì đối với họ đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là niềm tự hào dân tộc. Vì thế cho dù ở nơi nào trên thế giới, người Do Thái cũng cố gắng một lần trong đời được đến đây để cầu nguyện. Đã hơn 2.000 năm trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, các tín đồ Do Thái từ khắp nơi trên thế giới vẫn đổ về đây để cầu nguyện.

Theo quan niệm của đạo Hồi, một người Hồi giáo có năm bổn phận chính và một trong các bổn phận này là trong đời phải hành hương ít nhất một lần đến Thánh địa Mecca ở Saudi Arabia bằng kinh phí bản thân. Mặc dù chi phí mỗi chuyến đi là rất tốn kém, nhưng mỗi năm một lần, vào tháng 9, hàng triệu tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới lại đổ về Thánh địa Mecca tham gia lễ hành hương Hajj. Với hầu hết người Hồi giáo, đây là một trong những chuyến đi phải thực hiện ít nhất một lần trong đời.

Đã là người Việt Nam, không ai không biết câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của cả dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012) được tổ chức vào đầu tháng ba âm lịch hàng năm - là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cao nhất của người Việt. Hàng năm, cứ đến dịp mồng 10/3 âm lịch, hàng chục triệu người con đất Việt trên mọi miền Tổ quốc lại cùng nhau hướng về nguồn cội, hành hương về đất Tổ, với lòng thành kính, dâng nén tâm nhang tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng….

Có thể nói, từ hàng ngàn năm qua, con người không thôi khát vọng tìm về với đức tin, nguồn cội. Bởi vậy, những chuyến du lịch tâm linh để giúp Phật tử thực hiện giấc mơ về Bodh Gaya - nơi đức Phật đạt tới sự giác ngộ, để người Do Thái đặt được lời nguyện ước của mình cho bản thân, gia đình, dân tộc trong Bức tường Than khóc, để người Hồi giáo thực hiện trọn vẹn một trong năm bổn phận mà họ nhất định phải thực hiện trong đời, để người Việt để tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân Hùng Vương dựng nước… là những chuyến du lịch tâm linh không thể thiếu trong đời sống của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. 

Nhận biết ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín

Không chỉ đáp ứng nhu cầu về mặt tâm linh, mô hình “du lịch tâm linh” còn góp phần thay đổi diện mạo kinh tế địa phương và quốc gia. Việt Nam có các lễ hội tầm quốc gia như: Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ); Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội); Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh); Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Lễ hội Đền Trần - Phủ Dày (Nam Định); Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang)…

Bên cạnh đóng góp to lớn của du lịch tâm linh vào sự tăng trưởng mạnh của cả ngành du lịch Việt Nam, từ Phú Thọ tới Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, An Giang… du lịch tâm linh cũng đã và đang góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương, quảng bá và phát huy giá trị của di sản, kêu gọi được nguồn lực để đầu tư cho bảo tồn. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy làm sao để du lịch tâm linh thực sự trở thành nơi con người tìm về với đức tin, nguồn cội để dưỡng thiện tâm hồn mình, thay vì bị động cơ trục lợi “lấy thánh, thần ra kinh doanh” làm biến tướng vẫn là vấn đề cần rất nhiều sự quan tâm.

Lá ấn đền Trần bị suy nghĩ mê tín dị đoan biến thành lá bùa phù trợ cho đường quan lộ.

Có thể nói, đối với hành trình du lịch tâm linh, chi phí lớn nhất mà du khách chi ra chính là khoản tiền phục vụ cho các hoạt động công đức, phục vụ tế lễ, cầu nguyện. Chính vì thế mà không khó để tìm thấy các thông tin về những đối tượng đầu cơ, ồ ạt xây dựng các dự án du lịch tâm linh để trục lợi, thậm chí dựng lên những công trình giả để thu lời bất chính.

Đơn cử như tại chùa Hương, lực lượng chức năng đã phải ra quân rầm rộ để giải tỏa hơn 40 chùa giả, động rởm được dựng lên trái phép trong khu vực; hay việc xây dựng pho tượng bà Chúa Xứ trên Núi Sam, tỉnh An Giang gây bức xúc dư luận…. Không chỉ thế, tại các địa điểm du lịch tâm linh còn xuất hiện những biểu hiện mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh như hiện tượng “vay vốn” tại đền Bà Chúa Kho để làm ăn có lộc; ấn đền Trần bị biến thành lá bùa phù trợ cho đường quan lộ…. 

Vài năm gần đây, ngành Văn hóa - du lịch đã ban hành nhiều văn bản nhằm hạn chế các biểu hiện trục lợi, mê tín dị đoan trong lễ hội. Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trước, trong và sau lễ hội đã được lực lượng thanh tra ngành và địa phương đẩy mạnh. Nhờ đó, tình trạng lộn xộn, chen lấn và các biểu hiện biến tướng như cúng thuê, khấn thuê, đốt vàng mã tràn lan… ở những nơi thực hành tín ngưỡng trong lễ hội đã bước đầu được ngăn chặn. 

Nhưng dường như các giải pháp này mới giải quyết được “phần ngọn” của tình trạng, bởi nếu không tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm thì khi có điều kiện, hành vi trục lợi tâm linh vẫn có thể bùng phát. Về cơ bản, lâu dài, giải pháp mang tính căn cơ vẫn phải là tập trung tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của công chúng khi tham gia thực hành tín ngưỡng, cũng như tăng cường tri thức, hiểu biết của người dân địa phương và khách du lịch về văn hóa tâm linh, cung cách ứng xử khi tham gia lễ hội hoặc khi đến các cơ sở thờ tự.

Trả lời báo chí bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho biết thời gian gần đây sự vào cuộc của chính quyền địa phương có vai trò lớn trong chấn chỉnh công tác tổ chức lễ hội hay thực hành nghi lễ tín ngưỡng.

Trước đây, vai trò của Bộ chỉ quản lý các hoạt động văn hóa tại địa phương, còn chính quyền địa phương chưa rõ vai, không rõ biện pháp quản lý. Kể từ khi có Nghị định số 110/2018/NĐ-CPngày 29/8/2018 của Chính phủ, quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, các địa phương vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền định hướng, hướng dẫn người dân về ý nghĩa, giá trị lễ hội tại nơi thờ tự.

“Việc hướng dẫn người dân về ý nghĩa, giá trị lễ hội tại nơi thờ tự có giá trị lớn vì ý thức người dân khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, tâm linh quan trọng nhất. Người dân sẽ hiểu khi tham gia hành lễ với mong muốn cầu sự bình an bằng cái tâm trong mỗi người chứ không theo hiệu ứng, tâm lý đám đông.

Sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết lệch lạc về giá trị thờ tự nơi mình đến thì mong muốn của cá nhân cũng không đạt được. Do đó, mỗi người phải tự trang bị kiến thức nhận biết ranh giới giữa tín ngưỡng tâm linh dân gian hay hình thức mê tín, không mang lại lợi ích cho cá nhân” – bà Hương nhấn mạnh. 

Theo Pháp luật Plus


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com