Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Đừng cổ xúy những trào lưu xấu

15/05/2021 10:15

Kinhte&Xahoi Chìm đắm vào mạng xã hội, một số bạn trẻ hiện nay dễ bị mê hoặc bởi những nút “like” và cuốn theo những trào lưu xấu trên mạng.

Nhiều hình ảnh phản cảm lan truyền trên mạng. (Ảnh minh họa)

Những trào lưu phản cảm

“Vạch áo khoe ngực” hay “vạch áo khoe thân” là những từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội Tiktok khoảng một năm trước. Những hình ảnh trong nhiều clip ngắn trên Tiktok cho thấy, ban đầu các cô gái vẫn mặc áo, khoe vũ đạo khiến người xem nghĩ đây chỉ là một video bình thường, nhưng sau đó đột ngột vạch áo lên để khoe vòng một không nội y. Không chỉ trên Tiktok, nhiều trang mạng xã hội khác cũng lan truyền những hình ảnh và video của các cô gái này với tốc độ chóng mặt.

Một số video khoe thân còn gắn “hashtag #nobra”, “#freethenipple” hay “#byebra”, những cụm từ này đều xuất phát từ các phong trào nữ quyền, nhằm mục đích giải thoát nữ giới khỏi những chiếc áo ngực, hay nêu lên quan điểm về bình đẳng giới. Những phong trào này đã phổ biến trên toàn thế giới từ hàng chục năm qua. Nhưng khi các video phản cảm trên Tiktok tự gắn mác phong trào nữ quyền đã vấp phải sự phản đối của cộng đồng mạng vì mục đích của các clip này cũng chỉ hướng tới mục đích “câu like” và “câu view”.

Khi trào lưu tiêu cực này vừa tạm lắng xuống thì một trào lưu khác lại nổi lên: “Lập group anti” (lập hội nhóm chống lại). Điển hình như hội nhóm chống lại (anti) Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2018 Hương Giang với lượng thành viên lên đến con số 100 nghìn sau một thời gian ngắn. Các thành viên nhóm này cho rằng Hương Giang có những phát ngôn mâu thuẫn hay phát ngôn “thuyết giảng đạo lý” không phù hợp. Không chỉ Hương Giang, những nghệ sĩ khác như Trấn Thành, Lâm Vỹ Dạ, Thủy Tiên, Đỗ Khánh Vân,... cũng được liệt vào danh sách bị “anti” với rất nhiều hội nhóm trên Facebook.

Đáng nói hơn, nhiều người dù không phải “antifan” hay trước giờ không quan tâm đến người nghệ sĩ đó cũng tham gia vào các hội nhóm. Lý do đơn giản là vì tò mò, vì muốn kiếm câu chuyện để bàn luận rôm rả bên những cốc trà đá vỉa hè. Những hình ảnh, phát ngôn của nghệ sĩ được đưa ra bàn tán, bình phẩm nhưng trên những khía cạnh tiêu cực. “Antifan” thì hả hê, còn người tò mò thì được thỏa mãn nên những hội nhóm “anti” cứ mọc lên “như nấm sau mưa”.

Khi những cuộc nói xấu, soi mói dần trở nên “nguội lạnh”, lợi dụng lượng tương tác đủ lớn và lượng thành viên “hùng hậu”, nhiều hội nhóm anti biến thành các nhóm bán hàng online, hoặc lồng ghép thông tin quảng cáo vào những bài đăng để kiếm tiền. Phải chăng đây mới là mục đích cuối cùng của những hội nhóm anti nghệ sĩ trên Facebook?

“Câu like” bất chấp

Khoe đồ, khoe thân hay phát ngôn gây sốc để nhận được nhiều “like” là những biểu hiện rõ nét cho trào lưu sống “ảo” của một bộ phận giới trẻ. Một số bạn còn bất chấp cả sự an toàn của bản thân để thực hiện những thử thách nguy hiểm với mong muốn nổi tiếng trên mạng như sự việc nữ sinh ở Khánh Hòa châm lửa đốt trường. Nữ sinh này đăng lên Facebook một status với nội dung “đủ 1.000 like” sẽ đốt trường. Khi số “like” đạt đến cột mốc 1.000, nữ sinh đã thực hiện lời hứa và bị bỏng hai chân phải nhập viện.

Bàn về vấn đề này, chuyên gia tư vấn tâm lý Lê Thị Lan Phương cho rằng: “Tuổi trẻ, đặc biệt ở giai đoạn vị thành niên, dậy thì đang có sự thay đổi về tâm, sinh lý mạnh mẽ nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn do không thể chia sẻ với người thân. Vì vậy, họ tìm đến thế giới mạng và những sự kiện, trào lưu trên thế giới ảo. Tâm lý thích khẳng định mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống nên nếu không nhận được sự quan tâm, họ sẽ bị dẫn dụ hoặc tự tìm đến các trào lưu tiêu cực trên mạng xã hội để được chú ý nhiều hơn”.

Cũng theo bà Lê Thị Lan Phương, khi mạng xã hội mới xuất hiện, trào lưu sống “ảo” xuất hiện lẻ tẻ và chưa đáng bàn. Nhưng khi mạng xã hội thực sự bùng nổ thì trào lưu này cũng bùng lên và đối tượng chính là các bạn trẻ. Chìm đắm vào mạng xã hội, các bạn trẻ dễ bị mê hoặc bởi những nút “like”, giảm đi sự tương tác với những người xung quanh, xao lãng những hoạt động đời thực. Thậm chí nguy cơ trầm cảm là rất cao nếu họ không đạt được những sự quan tâm như mong đợi.

 Bích Nhàn - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/dung-co-xuy-nhung-trao-luu-xau-d155596.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com