Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Gần 100 y, bác sĩ tham gia vào ca ghép ruột đầu tiên tại Việt Nam

31/10/2020 17:59

Kinhte&Xahoi Với 2 ca ghép ruột vừa được thực hiện thành công, Việt Nam chính thức trở thành nước thứ 20 trên thế giới có thể chinh phục một trong những kỹ thuật ghép tạng khó nhất này.

Bệnh nhân đối mặt “cửa tử” vì ruột quá ngắn

Hai bệnh nhân được ghép ruột tại Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y (Hà Nội) đều là những trường hợp ruột đã mất hoàn toàn chức năng năng tiêu hóa và phải nuôi sống bằng cách truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch. Nếu không được ghép ruột, các bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến nuôi dưỡng tĩnh mạch và có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Việc phẫu thuật ghép ruột sẽ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng tiêu hóa của ruột. Từ đó, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y chia sẻ về 2 ca ghép ruột đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh nhân thứ nhất là anh N.V.D, 42 tuổi, có tiền sử phẫu thuật vào ổ bụng 5 lần vì viêm phúc mạc do thủng đại tràng, tắc ruột. Do đó, trước ca ghép tạng, ruột non của bệnh nhân chỉ còn lại khoảng 80 cm (ruột non của người bình thường dài 5-9 mét).

Ngày 2/5, bệnh nhân D. được đưa vào Bệnh viện Quân y 103 – Học viện Quân y với chẩn đoán suy ruột không hồi phục do chứng ruột ngắn type 1, rò đại tràng.

Trường hợp còn lại là anh L.V.T, 26 tuổi, người dân tộc Thái. Đầu tháng 9, bệnh nhân bị viêm phúc mạc do hoại tử gần toàn bộ ruột non, được Bệnh viện huyện Than Uyên, Lai Châu phẫu thuật cấp cứu cắt gần như toàn bộ ruột non. Chiều dài ruột non còn lại của bệnh nhân chỉ còn 20 cm, dẫn đến tình trạng suy mòn, suy kiệt do hội chứng ruột cực ngắn type 3.

Mất 2 năm chuẩn bị cho ca ghép ruột đầu tiên tại Việt Nam

Theo Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, ghép ruột là một trong những kỹ thuật ghép tạng khó nhất. Đây cũng là tạng cuối cùng trong nhóm 6 tạng không thể thay thế chức năng (thận, gan, tim, tụy - thận, phổi, ruột) được y học thế giới cũng như Việt Nam thực hiện ghép thành công.

Các y,bác sĩ thực hiện ca ghép ruột đầu tiên tại Việt Nam

Để sẵn sàng cho ca ghép ruột, ngay từ năm 2018, các bác sĩ đã được cử sang Bệnh viện Đại học Tohoku, Nhật Bản để học tập kỹ thuật ghép.

Tiếp đó, các bác sĩ thực hiện phẫu tích xác để nghiên cứu đường đi của động mạch, tĩnh mạch ở ruột. Đồng thời, tiến hành nhiều cuộc ghép thực nghiệm trên lợn, gà để thuần thục các kỹ thuật như rửa tạng, ghép tạng…

“Trước ca ghép chính thức, chúng tôi xác định mình đang bước vào một trận đánh thực sự, nên phải chuẩn bị thật kỹ để tăng tỷ lệ thành công”, Trung tướng Quyết nhấn mạnh.

Huy động gần 100 y, bác sĩ cho ca phẫu thuật ghép ruột

Hai ca mổ ghép ruột được thực hiện liền nhau vào các ngày 27 – 28/10. Để chuẩn bị cho tất cả các khâu của ca ghép ruột, đã có gần 100 bác sĩ và nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 103 được huy động. Bên cạnh đó, ca phẫu thuật còn có sự phối hợp của chuyên gia ghép tạng người Nhật Bản – GS Motoshi Wada, Bệnh viện Đại học Tohoku.

Khó khăn nhất trong ghép ruột là việc lựa chọn cách ghép, đặc biệt là trong việc nối động mạch, tĩnh mạch từ ruột ghép vào cơ thể bệnh nhân

Trung tướng Quyết chia sẻ, ca phẫu thuật ghép ruột đặt ra cho các y, bác sĩ nhiều thử thách lớn. Trong đó, khó khăn nhất là việc lựa chọn cách ghép, đặc biệt là trong việc nối động mạch, tĩnh mạch từ ruột ghép vào cơ thể bệnh nhân.

Trung tướng Quyết cho hay: “Chúng tôi phải làm sao để mạch đó không bị xoắn lại, nhằm đảm bảo khả năng nuôi dưỡng ruột ghép, đây là điều rất khó. Nó đòi hỏi phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn đúng kỹ thuật tối ưu nhất”.

Cũng theo Giám đốc Học viện Quân y, ghép ruột có một vấn đề khó hơn so với các dạng ghép tạng khác là về dùng thuốc chống thải ghép và chống nhiễm trùng.

Chính vì sự phức tạp trong kỹ thuật ghép ruột, cả hai ca mổ đều kéo dài trên 10 giờ đồng hồ.

Trung tướng Quyết phân tích: “Khó khăn trong ca mổ của bệnh nhân L.V.T là phần ruột ghép có 2 tĩnh mạch, nên phải tiến hành 2 miệng nối tĩnh mạch. Trong khi đó, với bệnh nhân N.V.D, êkip gặp thử thách trong việc cố gắng giữ gìn ruột, do ruột non của bệnh nhân giãn mỏng – mất trương lực, thành mủn nát”.

Sau ca mổ, bước đầu các chỉ số sinh tồn của cả hai bệnh nhân đều ổn định. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản và tự thở sau mổ 12 tiếng. Phần ruột ghép ở cả hai bệnh nhân ghép bắt đầu hoạt động, có nhu động ruột, không có dấu hiệu thải ghép.

Dù tình hình vẫn đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên theo Trung tướng Quyết, quá trình chăm sóc hậu phẫu với hai bệnh nhân vẫn là một thử thách lớn. Các nguy cơ có thể đối mặt là nhiễm trùng, thải ghép…

Theo GS Wada, ở Nhật Bản, tỷ lệ bệnh nhân ghép ruột sống thêm 5 năm là khoảng 80% và sống từ 10 năm trở lên là 60%.

“Đối với 2 bệnh nhân của Việt Nam, dự đoán lúc này là khá sớm nhưng tôi nghĩ họ có thể đạt tỷ r lệ như thông thường”, GS Wada chia sẻ.

Minh Nhật - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc https://dantri.com.vn/suc-khoe/gan-100-y-bac-si-tham-gia-vao-ca-ghep-ruot-dau-tien-tai-viet-nam-20201031123252213.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com