Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Giữ gìn, phát huy giá trị di sản kiến trúc phong cách Đông Dương: Sự kết hợp hài hòa của hai nền văn hóa

22/01/2024 11:12

Kinhte&Xahoi Hơn nửa thế kỷ chịu ảnh hưởng từ văn hóa Pháp, có thể khẳng định Hà Nội đã có sự tiếp nhận từ bị động chuyển sang chủ động... Từ sự giao thoa văn hóa Đông - Tây, kiến trúc mang phong cách Đông Dương (Indochine style), một phong cách có sự pha trộn hài hòa giữa nét hào hoa của châu Âu với những giá trị được bảo tồn qua năm tháng của văn hóa và con người Hà Nội đã ra đời.

Trụ sở Báo Hànộimới, một trong những công trình kiến trúc mang phong cách Đông Dương. Ảnh: Đan Toàn

Dấu ấn văn hóa bản địa

Trong những di sản tạo nên sức cuốn hút khó cưỡng cho Hà Nội, những công trình kiến trúc mang phong cách Pháp có giá trị đặc biệt. Thuở ban đầu, các công trình kiến trúc chủ đạo được xây dựng ở Hà Nội đều mang phong cách kiến trúc Pháp thuần túy, nhưng sau một thời gian sử dụng, người ta nhận thấy các công trình mang phong cách này không phù hợp với khí hậu, cảnh quan cũng như truyền thống văn hóa và quan điểm thẩm mỹ của người Việt. Chính vì thế, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut mong muốn các công trình kiến trúc phục vụ cho chính quyền mới phải được cập nhật các giá trị văn hóa bản địa. Kiến trúc sư Ernest Hébrard được coi là người tiên phong tạo ra phong cách kiến trúc có sự kết hợp hài hòa giữa nét hoa lệ của nước Pháp với truyền thống văn hóa, kiến trúc bản địa, gọi là phong cách Đông Dương.

Để phù hợp với khí hậu và văn hóa Việt Nam, các công trình kiến trúc mang phong cách Đông Dương có điểm chung là sử dụng hệ thống mái có hai lớp, trên mái ngói, dưới có trần, phần mái được thiết kế nhô ra để có thể chống chọi trước những cơn mưa xối xả hay ánh nắng mặt trời thiêu đốt thường thấy ở Việt Nam. Hầu hết các công trình đều có hành lang cùng hệ cửa sổ lớn với hai lớp cửa - trong kính ngoài chớp - để đảm bảo thông gió, lấy sáng tốt mà vẫn chống lại được ánh nắng chói chang của mùa hè hay gió lạnh của mùa đông. Đặc biệt, các công trình theo phong cách Đông Dương ở Hà Nội đều có phần tường ngoài được xây bằng gạch dày tối thiểu 330mm, sàn nhà được trang bị thêm các lớp chống nồm ẩm...

Cùng với việc xây dựng các công trình kiến trúc tiêu biểu như trên, người Pháp còn xây dựng Vườn Bách thảo, các quảng trường, công viên, vườn hoa và các đài tưởng niệm mà đến bây giờ những công trình này vẫn góp phần làm nên vẻ đẹp Hà Nội. Đặc biệt, việc tổ chức công trình với các khuôn viên cây xanh hay vườn hoa phía trước làm cho các tòa nhà mang phong cách kiến trúc Đông Dương hài hòa với cảnh quan nhiệt đới bản địa, trở thành những điểm nhấn thú vị trong không gian đô thị.

Nhà khách Chính phủ, một công trình mang phong cách Đông Dương.

Mãi lung linh trong lòng Hà Nội

Theo nghiên cứu của Philippe Papin (thành viên Viện Viễn Đông Bác cổ), vào năm 1921, Hà Nội có khoảng 4.000 người châu Âu và 100.000 người Việt. Không còn thuần túy là một kinh thành phong kiến, Hà Nội có nét của một đô thị châu Âu. Kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội đầu thế kỷ XX được ca tụng ngang với những thành phố đẹp nhất vùng Viễn Đông.

Trải qua nhiều năm tháng, cho đến nay, giá trị của các công trình kiến trúc mang phong cách Đông Dương tại Hà Nội vẫn chưa bao giờ suy giảm. Tòa nhà chính của Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), tác phẩm đầu tiên theo phong cách kiến trúc Đông Dương, do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế với điểm nhấn là mái ngói nhiều lớp theo hình bát giác, vẫn đẹp mỹ miều bất chấp thời gian. Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao) với bộ mái ngói có các lớp phân tầng vừa đậm chất Á Đông vừa gần gũi với không gian yên bình của Hà Nội... Sự kết hợp hài hòa còn được thể hiện ở các công trình như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Nhà khách Chính phủ, Nhà thờ Cửa Bắc và rất nhiều biệt thự do người Pháp và người Việt thiết kế trước năm 1954.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhận định, nét độc đáo của kiến trúc Pháp giữa lòng đô thị Hà Nội đã tạo nên mối lương duyên vô cùng hòa hợp, gần gũi và quyến rũ, rất hiếm đô thị trên thế giới có được. Còn nhà sử học người Pháp, Philippe Papin lại mê mẩn khung cảnh "đậm chất Đông Dương" của Hà Nội với “những mặt hồ lấp lánh, những ngôi nhà màu vàng hổ phách ẩn mình sau hàng phượng vĩ và bằng lăng". Với nhà văn Trương Quý, những mái ngói của các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương đem đến cho anh những rung cảm đặc biệt: “Từ trên cao nhìn xuống, thành phố có một diện mạo nhuốm một sắc nâu đỏ. Sắc màu đồng điệu này tạo cho nội thành Hà Nội dáng vẻ êm ả, thuận mắt. Nó làm nên một mỹ cảm trực quan, bên cạnh mỹ cảm của những nếp sống đã tạo ra một huyền thoại đô thị được cất lên bằng những hoài niệm lãng mạn”.

Các công trình mang phong cách Đông Dương khiến Hà Nội thêm vẻ yêu kiều, cổ kính.

Để di sản đô thị còn mãi

Hà Nội đã trải qua những năm tháng lịch sử đầy thăng trầm. Những công trình kiến trúc của nhiều thời kỳ, dù còn nguyên vẹn hay đã mai một ít nhiều đều trở thành di sản của Thành phố.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn các công trình kiến trúc mang phong cách Đông Dương hiện được bảo tồn hầu như nguyên vẹn đều là các công trình văn hóa, các biệt thự cổ thuộc các cơ quan Nhà nước, Đại sứ quán các nước tại Hà Nội... Số biệt thự cổ còn lại, được xây dựng trước năm 1954, phần lớn do người dân sử dụng, trở thành nhà ở hoặc nơi buôn bán, đều đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều công trình bị biến dạng do công tác quản lý, tôn tạo còn nhiều bất cập. Có một thách thức khác mà di sản đô thị phải đối mặt, đó là không gian cảnh quan xung quanh công trình kiến trúc bị phá vỡ. Hình ảnh người Hà Nội thong thả đạp xe trên những con phố thơ mộng, hai bên là những dãy nhà biệt thự nép mình dưới những hàng cây rợp bóng, như phố Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, Nguyễn Đình Chiểu..., nay đã trở nên xa vời. Không gian di sản mất đi cũng có nghĩa đô thị mất đi một phần bản sắc...

Trước nguy cơ quỹ di sản đô thị này bị biến dạng, thậm chí là biến mất, Thành phố Hà Nội đã tiến hành nhiều phương án bảo tồn, phát huy giá trị di sản đô thị. Từ năm 2019 cho đến nay, quận Hoàn Kiếm đã trùng tu, tôn tạo các công trình kiến trúc Pháp như khối nhà chữ V, trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, trụ sở Công an phường Cửa Đông; số 18, số 23 phố Nguyễn Quang Bích; Trường mầm non 1-6... Đặc biệt Dự án bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp ngôi biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài vừa hoàn thành công tác chỉnh trang diện mạo bên ngoài, mở ra hướng bảo tồn lâu dài đối với những di sản kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội.

Tuy nhiên, những hoạt động bảo tồn nói trên vẫn chưa tương xứng so với số lượng lớn công trình kiến trúc tiêu biểu mà Hà Nội đang sở hữu. Hằng ngày, hằng giờ, sự giằng xé giữa chuyện giữ - bỏ đối với các công trình kiến trúc cổ, trong đó có những ngôi biệt thự được xây dựng từ thời Pháp thuộc, vẫn đang diễn ra.

Nhiều cuộc hội thảo, nhiều giải pháp bảo tồn di sản đô thị đã được đưa ra, như việc thiết kế các tour chuyên đề để khách du lịch tham quan, tìm hiểu về kiến trúc Đông Dương, vẻ đẹp của các công trình kiến trúc Pháp... Mô hình “bảo tồn thích ứng”, một mô hình cho phép đưa thêm chức năng mới hoặc điều chỉnh một cách thích hợp chức năng cũ của công trình di sản nhằm đáp ứng được yêu cầu sử dụng hiện tại nhưng không làm sai lệch các giá trị vốn có của di sản... cũng đã được đưa ra bàn luận. Theo mô hình này, với một di sản đang “sống” trong cộng đồng, người dân vẫn có thể khai thác hiệu quả kinh tế - xã hội từ nó, đồng thời trực tiếp tham gia vào công tác bảo tồn, gìn giữ phần cốt lõi của công trình kiến trúc... Và, trong bối cảnh mới, "bảo tồn thích ứng" được đánh giá là một cách ứng xử phù hợp với di sản đô thị. Bởi theo Giáo sư Hoàng Đạo Kính, di sản đô thị về thực chất là một thực thể sống. Chủ sở hữu của di sản ấy chính là cộng đồng cư dân của đô thị ấy. Mà cuộc sống của người dân thì vẫn phải tiếp tục. Bởi thế, ông cho rằng phải dùng khái niệm duy trì chứ không phải là bảo tồn. Duy trì để giữ gìn di sản trong dòng chảy cuộc sống. Và chỉ có “duy trì” thì di sản đô thị mới có thể “cộng sinh” trong lòng cuộc sống, tạo ra sợi dây bền chặt gắn kết giữa cổ và cũ, xưa và nay...

Hoàng Lan - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/giu-gin-phat-huy-gia-tri-di-san-kien-truc-phong-cach-dong-duong-su-ket-hop-hai-hoa-cua-hai-nen-van-hoa-656446.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com