Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hà Nội - bước chuyển mạnh trong đời sống nông dân

04/07/2022 19:45

Kinhte&Xahoi Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân khu vực ngoại thành của Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến nay, 3/18 huyện, thị xã đã không còn hộ nghèo theo chuẩn mới.

Xã Song Phượng (huyện Đan Phượng) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Lâm Nguyễn  

Tỷ lệ hộ nghèo còn gần 0,3%

Với sự quan tâm, đầu tư nguồn lực lớn của Trung ương và Hà Nội, đến nay, toàn TP đã có 14/18 huyện, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cùng với mục tiêu nông thôn mới, việc phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho người nông dân cũng được TP đặc biệt quan tâm.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Viết Đạt cho biết, với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian qua, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai trên địa bàn huyện. Kinh tế nông thôn phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân lên mức hơn 66 triệu đồng/người/năm. Huyện cũng không còn hộ nghèo theo chuẩn đa chiều mới.

Cùng với huyện Đan Phượng, việc đa dạng hóa các loại hình kinh tế nông thôn giúp cải thiện đáng kể thu nhập bình quân chung của người dân. Hiện, con số này ở khu vực ngoại thành đạt hơn 55 triệu đồng/người/năm. Các huyện có thu nhập bình quân đầu người cao như: Thạch Thất 75 triệu đồng, Gia Lâm 65 triệu đồng, Hoài Đức 64 triệu đồng...

Đến nay, đa số các hộ gia đình ở nông thôn đã có nhà ở kiên cố, khang trang. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân có nhiều tiến bộ. 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở nông thôn đạt 91,5%. 100% xã duy trì điểm bưu chính phục vụ Nhân dân; 98% các thôn đã phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng…

Theo Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 mới đây cho thấy, tổng số hộ nghèo ở khu vực nông thôn của TP còn 3.580 hộ, chiếm tỷ lệ 0,29%. Đáng chú ý, có 3 huyện không còn hộ nghèo theo chuẩn mới gồm: Đan Phượng, Gia Lâm và Hoài Đức.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Thực tế, dù tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm nhanh, tuy nhiên khoảng cách về thu nhập giữa cư dân thành thị và nông thôn hiện nay còn khá lớn. Đời sống của người dân một số địa phương ở xa trung tâm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai… vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, TP xác định nâng cao đời sống cho người nông dân là mục tiêu cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, tại các cuộc giao ban Chương trình số 04-CTr/TU, lãnh đạo Thành ủy luôn nhấn mạnh yêu cầu về việc cần tiếp tục đa dạng hóa các giải pháp giảm nghèo nông thôn.

“Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, chú trọng dạy nghề cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách, gắn với tạo công ăn việc làm sau đào tạo nghề...” - ông Chu Phú Mỹ cho biết.

Hà Nội cũng sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm nghèo theo hướng đa chiều. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình của TP về giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi...

Cùng với phối hợp với các địa phương hỗ trợ, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh giải pháp thúc đẩy liên kết đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh các ngành nghề nông thôn, và phát triển hệ thống dịch vụ nông thôn; tiến tới từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2022, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 65 triệu đồng/người/năm. Cuối năm nay, toàn TP dự kiến giảm được 723 hộ nghèo. 

Lâm Nguyễn - KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://kinhtedothi.vn/ha-noi-buoc-chuyen-manh-trong-doi-song-nong-dan.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com