Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hà Nội: “Đồ cổ Châu Âu” không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường

21/11/2018 09:21

Kinhte&Xahoi Đồ cổ Châu Âu vốn được coi là những món đồ quý hiếm, không chỉ có giá trị về nghệ thuật, văn hóa, lịch sử qua các thời kỳ khác nhau của các nước phương Tây mà đây còn là những món đồ có giá trị cao về kinh tế. Tuy nhiên, trên thị trường Hà Nội hiện nay việc buôn bán những món đồ này trở lên khó kiểm soát.

Tuyến phố Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình, Hà Nội) từ lâu nơi đây đã được mệnh danh là “thánh địa” của những cửa hàng buôn bán đồ cổ có nguồn gốc xuất xứ từ các nước phương Tây. Chạy dọc hai bên tuyến phố, không khó có thể bắt gặp những cửa hàng buôn bán đồ cổ châu Âu, như: cửa hàng số 139, cửa hàng số 109, cửa hàng số 69…

 Cửa hàng tranh và đồ cổ Châu Âu Thành Long tại 109 Nguyễn Thái Học.

Dừng chân tại số 109 Nguyễn Thái Học, cửa hàng “đồ cổ Châu Âu” Thành Long, chuyên buôn bán tranh và đồ cổ Châu Âu. Tại đây, PV được nhân viên cửa hàng giới thiệu về từng món đồ nguồn gốc đến từ các nước Châu Âu như: Pháp, Đức Ý, Hà Lan… có mức giá trung bình từ hàng chục triệu cho đến trăm triệu đồng đối với một món đồ được cho là cổ vật châu Âu.

Người nhân viên này cũng cho biết, hầu hết bên trong cửa hàng đều là những món đồ đắt tiền, chúng chỉ là những món đồ đơn chiếc, không phải hôm nay có mà ngày mai cũng có nên chúng không hề có bảng định giá. Những mặt hàng này sẽ được cửa hàng “bảo đảm trọn đời” cho từng món đồ.

Rất nhiều món "đồ cổ Châu Âu" tại cửa hàng Thành Long với từ nhiều nước Châu Âu khác nhau và chúng đều không có giá cụ thể.

Tìm hiểu về cách thức định giá của mỗi món đồ cổ, nhân viên cửa hàng cho biết, những đồ cổ đến từ phương Tây, không theo một tiêu chuẩn nào về mức tiền, giá của mỗi món đồ tùy thuộc vào từng món đồ đó.

Như vậy, đồ cổ châu Âu ở Việt Nam không hề có một tiêu chuẩn định mức giá cả thị trường nào cụ thể mà hoàn toàn phụ thuộc vào mức giá “trên trời” của chính người bán đưa ra.

Khi được phóng viên hỏi về giấy tờ để đảm bảo, chứng minh là đồ cổ và được nhập khẩu từ Châu Âu thì người nhân viên cũng cho biết, hàng không hề có bất cứ một loại giấy tờ nào. Những món đồ này được người nhà bên châu Âu tìm mua của người dân rồi đưa về Việt Nam, chứ không phải mua của một công ty hay doanh nghiệp nào nên không có giấy tờ gì cả.


Đồng hồ cổ bằng vàng của cửa hàng "đồ cổ Châu Âu" Thắng Hiền.

“Những món đồ này phải là người biết nhìn thì mới biết được giá trị của nó, bởi vì cửa hàng của chị đồ Tàu cũng có.”, người bán hàng cho biết.

Di chuyển xuống một đoạn là cửa hàng chuyên bán “đồ cổ Châu Âu” Thắng Hiền, số 69 Nguyễn Thái Học, đến đây, người bán hàng lại cho biết một cách thức định giá khác đối với đồ cổ Châu Âu ở Việt Nam là dựa vào độ tuổi, quốc gia, máy móc sản xuất của các nước…

Cửa hàng "đồ cổ Châu Âu" Thắng Hiền định giá bằng độ tuổi, quốc gia...

Cửa hàng số 69 Nguyễn Thái Học bán hàng trực tiếp trên trang website: thanghien.com và trang facebook: thanghiendecor nhưng trên hai trang bán hàng này cũng chỉ có thông tin về tên sản phẩm, nguồn gốc từ nước nào mà không hề thấy có loại giấy tờ nào để chứng minh cho tuổi đời cũng như được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam.

Tương tự như vậy, tình trạng không có bất cứ một loại giấy tờ nào cho những món đồ cổ được nhập khẩu từ Châu Âu về nước cũng là tình trạng chung của cửa hàng số 139 Nguyễn Thái Học, đây là một cửa hàng có quy mô lớn nhất trên tuyến phố này.

Cửa hàng đồ cổ châu âu 139 lớn nhất phố Nguyễn Thái Học.

Các sản phẩm ở những cửa hàng đồ cổ được giới thiệu là hàng thủ công, có tuổi thọ hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Liệu trong những cửa hàng đồ cổ nói trên tất cả những mặt hàng đều là đồ cổ và được nhập khẩu từ Châu Â.

Câu hỏi được đặt ra, những món đồ cho là đồ cổ Châu Âu bán một cách tràn lan trên thị trường Hà Nội đã đưa về Việt Nam như thế nào khi chúng không hề có một loại giấy tờ kèm theo? Tuổi thọ cửa những món đồ cổ đó được cơ quan chức năng hay tổ chức nào tiến hành thẩm định?

Theo quy định, hàng hóa nhập khẩu phải thực hiện thủ tục hải quan theo Điều 16 và 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Tất cả hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đều là hàng lậu, hàng trốn thuế.

Theo HATAP

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com