Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hàng nghìn người tham gia Đại lễ tưởng niệm 711 năm Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

28/11/2019 15:00

Kinhte&Xahoi Ngày 26/11,Giáo hội Phật giáo VN kết hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Nhằm tưởng nhớ công lao và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, ngày 26.11, T.Ư Giáo hội Phật giáo VN kết hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Cung Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh).

Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn được tổ chức tại Cung Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh).
 
 
Hơn 5 nghìn đại biểu cùng du khách thập phương tham dự Đại lễ. 
 
 
 
 
Trước đó, hàng nghìn phật tử đã tham gia chương trình thiền hành "Con về bên Phật Hoàng".
Đoàn thiền hành xuất phát từ Cung Trúc Lâm, đi theo bộ, leo núi lên Chùa Hoa Yên.
 
 
Đúng giờ Tý ngày 1/11 Âm lịch, là nghi thức tâm linh nhiễu tháp Phật Hoàng, đúng thời khắc ngài nhập niết bàn.
Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
 
Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế anh hùng, người đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông (1258 và 1288) đưa lại độc lập hòa bình cho đất nước. Sau khi hoàn thành trách nhiệm vẻ vang với dân tộc, năm 1299 Ngài đã về Yên Tử xuất gia tu Phật, thống nhất 3 thiền phái Phật giáo Việt Nam, sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - nền Phật giáo thống nhất của người Việt với tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”; xây dựng một nền Phật giáo nhập thế yêu nước, tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam cho đến tận ngày nay.

Trước khi nhập Niết bàn, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sinh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vậy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sinh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu). 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/multimedia-plus/hang-nghin-nguoi-tham-gia-dai-le-tuong-niem-711-nam-duc-vua--phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-d112068.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com