Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hủy tour, khó hoàn lại tiền cọc: Cần sự sẻ chia, tinh thần hợp tác giữa các bên

13/08/2020 15:37

Kinhte&Xahoi Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều du khách đã đặt tour muốn được trả lại tiền đặt cọc. Trong khi số tiền này đã được đặt cho các khách sạn, nhà hàng, đơn vị vận tải… Các đối tác này chậm hoặc không hoàn lại tiền cọc nên đặt các DN lữ hành vào thế khó.

Do Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều khu du lịch nổi tiếng ở địa phương không phải vùng dịch cũng rất vắng vẻ.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính đến cuối tháng 8-2020 tỷ lệ khách du lịch hủy phòng các khách sạn khoảng 90 - 100% ở hầu hết các địa phương. Tại các DN lữ hành ở Hà Nội, từ ngày 28-7 đến 6-8-2020 đã có 32.907 khách hủy tour nội địa. Hà Nội đã có 764 cơ sở trên địa bàn tạm dừng hoạt động. Công suất phòng tại các khách sạn từ 3 sao đến 5 sao chỉ đạt khoảng 18%, tính chung toàn khối khách sạn đạt khoảng 12%. Về tình hình khách tại một số điểm đến du lịch trên địa bàn TP giảm mạnh đến khoảng 75-80% từ khi dịch bùng phát. Theo Sở Du lịch Hà Nội, hiện có khoảng 28.000 lao động tạm thời nghỉ việc. Một số Cty lữ hành lớn như Hanoitourist có khoảng 5.000 khách hủy tour, thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng, Vietrantour có khoảng 3.500 khách hủy tour, gây thiệt hại cho DN khoảng 21 tỷ đồng, Flamingo Redtours có 9.000 khách hủy tour, gây thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng.

Theo đại diện của các Cty lữ hành, hầu hết khách hủy tour hoặc dời tour sang thời điểm khi hết dịch. Có nhiều khách đòi hủy không chỉ các tour đến vùng có dịch, mà những tour đến vùng không bị dịch vẫn bị khách hủy và đòi hoàn lại 100% tiền. Thế nhưng, số tiền khách đóng đấy đã được các Cty đem đặt cọc cho các hãng hàng không, vé tàu, khách sạn, nhà hàng,... trong khi những đơn vị trung gian này lại có nhiều lý do để chậm hoặc chưa chịu hoàn tiền cho Cty du lịch.

Về phía các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch trung gian cũng đưa nhiều lí do để không thể hoàn tiền ngay được. Nhất là hàng không theo quy định tối thiểu phải 3 tháng thì họ mới hoàn được. Trong khi số tiền đặt cọc cho ngành hàng không là số tiền nặng nhất, có những hãng họ không hoàn tiền trực tiếp mà chỉ hoàn lại dưới dạng voucher nhưng khách thì không chịu. Trong thực tế các hãng vận chuyển như hàng không chỉ đồng ý hoàn vé cho những tour cuối tháng 7 đầu tháng 8 đến vùng dịch. Riêng những tour cuối tháng 8 đầu tháng 9 mới khởi hành, thì các hãng đề nghị phải chờ xem diễn biến dịch thế nào, khi đó mới cho hủy hay không.

Được biết, Sở Du lịch TP HCM đã đề nghị Hiệp hội Du lịch TP HCM có văn bản gửi đến Hiệp hội du lịch các địa phương trọng điểm về du lịch, để đề nghị các DN là các đơn vị cung ứng dịch vụ cho các DN lữ hành cùng ngồi lại thương lượng, thỏa thuận chia sẻ nhau trong thời điểm dịch. Có thể xem đây là một trong những trường hợp bất khả kháng đối với những địa phương đã công bố dịch, để có thể dời hoãn những cái hợp đồng này có thương lượng tốt nhất cho nhau.

Trước đề nghị của Hiệp hội Du lịch, nhiều DN cung ứng dịch vụ du lịch tại các địa phương đã thông cảm với các đơn vị lữ hành và sẵn sàng hoàn lại số tiền các Cty du lịch đã đặt cọc. Ngoại trừ một số đơn vị có liên doanh, liên kết với nước ngoài do phải trình tới tập đoàn, Cty mẹ thì việc giải quyết hoàn tiền cọc chậm hơn. Hiện các DN du lịch mong các hãng hàng không xem xét giải quyết ở một góc độ là những thông báo hủy của DN báo hãng trước 1 tuần thì được hoàn lại đặt cọc, để DN có dòng vốn xoay vòng, giải quyết cho những trường hợp khách hàng có nhu cầu rút lại tiền và hủy tour.

Phó GĐ Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, cuối tháng 7-2020, Sở Du lịch Hà Nội đã làm việc với các hãng hàng không, đơn vị lữ hành, điểm đến, lưu trú để cùng bàn giải pháp chia sẻ khó khăn, giữ ổn định thị trường du lịch Hà Nội. Theo đó, các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air đã có chính sách hỗ trợ cho ngành du lịch Thủ đô. Cụ thể, Vietnam Airlines cho phép khách bảo lưu vé đến hết tháng 6-2021; Vietjet Air áp dụng chính sách miễn phí đổi chuyến bay, giờ bay của khách có hành trình nội địa khởi hành từ ngày 1-8 trở đi; Bamboo Airways đồng ý cho khách có hành trình từ ngày 1-8 đến 15-9 được đổi thời gian bay đến ngày 24-12-2020.

Đại diện Vietnam Airlines (VNA) cho biết, hãng sẽ hỗ trợ hành khách có vé xuất trước ngày 25-7-2020 đã được xác nhận chỗ trên các chuyến bay đến, đi từ Đà Nẵng từ ngày 26-7 đến ngày 31-8-2020 được đổi ngày bay, đổi hành trình một lần miễn phí, miễn điều kiện hạn chế của vé với điều kiện ngày bay mới khởi hành đến ngày 31-10-2020. Đối với hành khách có vé đến, đi từ Đà Nẵng trong giai đoạn từ ngày 28-7 đến ngày 11-8-2020, VNA sẽ miễn phí, điều kiện hạn chế hoàn vé và thực hiện hoàn ngay sang Travel Voucher hoặc hoàn về hình thức thanh toán vé ban đầu sau 2 tháng kể từ khi nhận được đề nghị. Đối với hành khách có vé đến, đi từ Đà Nẵng trong ngày 26&27-7-2020 và từ ngày 12 đến ngày 31-8-2020, VNA thực hiện chi hoàn theo điều kiện giá áp dụng hoặc hoàn miễn phí sang Travel Voucher với một số điều kiện kèm theo.

VNA khuyến khích hành khách giữ vé chưa sử dụng để đổi sang ngày bay mới ngay khi có thể từ nay đến ngày 31-10-2020 hoặc hoàn miễn phí sang Travel Voucher để tiếp tục sử dụng cho các dịch vụ khác của hãng. Theo đại diện Bamboo, chỉ duy nhất đường bay Đà Nẵng được hoàn vé, còn các hành trình khác thì được bảo lưu và thay đổi ngày bay miễn phí.

Tập đoàn SunGroup đã có những chính sách hỗ trợ khách du lịch và DN lữ hành trong việc hoàn tiền và gia hạn vé tham quan tại các khu vui chơi giải trí của SunGroup. Cùng với đó hệ thống khách sạn của SunGroup chia làm 2 mảng, những khách sạn do trực tiếp SunGroup quản lý và những khách sạn SunGroup thuê quản lý.

Vấn đề đặt ra ở đây là sự sẻ chia, tinh thần hợp tác giữa các bên cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn. Về phía du khách, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng cần phải bình tĩnh trước các thông tin liên quan đến Covid-19. Trường hợp khách hủy tour nếu không thuộc các trường hợp khẩn cấp thì sẽ bị phạt tùy mức % theo quy định hợp đồng đã ký.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, Tổng cục đã tổng hợp các ý kiến kiến nghị, nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ; đồng thời tiếp tục kế hoạch về chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2, chuẩn bị cho thời kỳ phục hồi du lịch sau đại dịch.

 Xuân Thanh - Theo PLXH

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc https://phapluatxahoi.vn/huy-tour-kho-hoan-lai-tien-coc-can-su-se-chia-tinh-than-hop-tac-giua-cac-ben-205546.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com