Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực

19/06/2023 15:56

Kinhte&Xahoi Sáng 19/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết 01 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh. Tham dự tại điểm cầu Trung ương, đại biểu thành phố Hà Nội có đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Thành ủy về PCTNTC; đồng chí Nguyễn Quang Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Thành ủy về PCTNTC.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Trung ương

Tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội có đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Phó Trưởng BCĐ Thành ủy về PCTNTC; đồng chí Vũ Đức Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Phó Trưởng BCĐ Thành ủy về PCTNTC; đồng chí Hoàng Trọng Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Phó Trưởng BCĐ Thành ủy về PCTNTC đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; cùng các Ủy viên BCĐ Thành ủy về PCTNTC…
 
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ban Chấp hành Trung ương Đảng với hơn 300 đại biểu và 2.200 đại biểu tại các điểm cầu địa phương. 

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo chủ trì tại điểm cầu Trung ương

Báo cáo sơ kết, do đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên BCĐ Trung ương về PCTNT trình bày, cho thấy: Đến ngày 05/8/2022, chỉ sau gần ba tháng từ khi có Nghị quyết của Trung ương, 63/63 BCĐ tỉnh, thành phố đã nhanh chóng được thành lập, trong đó, có 03 địa phương thành lập sớm nhất là Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.
 
Sau 01 năm hoạt động của BCĐ cấp tỉnh, đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Các Ban Chỉ đạo đã tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNTC; các kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương, của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả hơn trước. Đã có 2.196 văn bản được các BCĐ tham mưu, ban hành, chỉ đạo ban hành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTNTC ở địa phương. Nhờ cụ thể hóa và tổ chức thực hiện kịp thời, đã tạo sự nhất quán cao từ Trung ương đến địa phương nhằm đưa Nghị quyết, chủ trương, quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, của đồng chí Tổng Bí thư đi vào cuộc sống.
 
Qua kiểm tra, giám sát, thanh tra đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chuyển 286 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, tăng gấp gần 03 lần so với thời điểm 01 năm trước khi thành lập BCĐ cấp tỉnh.
 
Bên cạnh việc chỉ đạo các ngành chức năng, BCĐ cấp tỉnh đã tiến hành 147 cuộc kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc trong việc thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNTC; về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm; về thực hiện các kết luận của các Đoàn công tác của BCĐ, thành viên BCĐ Trung ương; các kết luận thanh tra và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
 
Đã tập trung chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; các vụ án, vụ việc kéo dài, dư luận xã hội quan tâm ở từng địa phương. Đưa 444 vụ án, 156 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo. Khởi tố mới 530 vụ án/1.858 bị can phạm tội về tham nhũng; số cán bộ, đảng viên bị khởi tố do hành vi tham nhũng, tiêu cực là 1.132 bị can. Xử lý kỷ luật 15 tổ chức Đảng, gần 80 cán bộ, công chức các cơ quan có chức năng PCTNTC sai phạm về tham nhũng, tiêu cực, thực hiện nghiêm chủ trương xử lý không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ.
 
Đặc biệt từ đầu năm 2023 đến nay, ngoài Hội nghị toàn quốc do Ban Nội chính Trung ương chủ trì, đã có 37/63 tỉnh, thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung và giá trị cốt lõi của Tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTNTC, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng BCĐ Trung ương với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến cấp xã, nên số người dự Hội nghị lên đến hàng chục ngàn đại biểu/hội nghị. 
 
Đến nay, có 28/63 BCĐ đã ban hành xong các quy định, quy trình nghiệp vụ, trong đó, có 24 BCĐ đã ban hành quy định, quy trình về kiểm tra, giám sát. Thường trực BCĐ cấp tỉnh ở nhiều địa phương đã thường xuyên họp cho ý kiến về đường lối xử lý các vụ án, vụ việc; chỉ đạo tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc, từ đó, đã đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
 
Ban Nội chính các Tỉnh ủy, Thành ủy đã bước đầu phát huy tốt vai trò là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; tham mưu, thực hiện, hoàn thành nhiều công việc quan trọng, phục vụ triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo. Nhiều nơi đã làm tốt vai trò khâu nối giữa các cơ quan tố tụng; kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc để chủ động đề xuất, tham mưu tháo gỡ. Không ít địa phương đã học tập, vận dụng các cơ chế phối hợp của BCĐ Trung ương áp dụng cho quá trình phối hợp ở địa phương đem lại hiệu quả cao. Cơ chế phối hợp xử lý các vụ án, vụ việc theo "5 cấp độ", cơ chế "tài liệu, chứng cứ rõ đến đâu xử lý đến đó" được nhiều địa phương áp dụng, từ đó, tạo bước đột phá trong xử lý vụ án, vụ việc ở các địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết chủ trì tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội

Theo báo cáo sơ kết 01 năm hoạt động của BCĐ Thành ủy về PCTN, tiêu cực: Thành ủy Hà Nội nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về thành lập BCĐ cấp tỉnh, đã sớm thành lập BCĐ Thành ủy về PCTN, tiêu cực (được Trung ương đánh giá là địa phương sớm nhất cả nước thành lập BCĐ). BCĐ đã chỉ đạo triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng về công tác PCTNTC, nhất là các chỉ đạo, kết luận của BCĐ Trung ương; Đã đưa nhiều vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý; Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra để phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp và đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân, như:
 
Ban Thường vụ Thành ủy đã triển khai 04 cuộc kiểm tra, giám sát liên quan đến công tác PCTNTC, trong đó, Trưởng, Phó các đoàn kiểm tra, giám sát là Trưởng, Phó ban Chỉ đạo của Thành ủy về PCTNTC. Cấp ủy các đảng bộ trực thuộc đã kiểm tra đối với 1.722 lượt tổ chức đảng, 868 đảng viên; giám sát đối với 1.083 lượt tổ chức đảng, 804 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 13 tổ chức đảng và 12 đảng viên có liên quan. Đã hoàn thành 09/13 cuộc kiểm tra, qua kiểm tra kết luận các tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 03 tổ chức đảng và 10 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Thành phố đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 142 lượt tổ chức đảng và 360 đảng viên, kết luận 53 tổ chức đảng và 204 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 11 tổ chức đảng và 147 đảng viên. Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy trực thuộc thi hành kỷ luật 22 tổ chức đảng (Khiển trách: 20; Cảnh cáo: 02) và 1.262 đảng viên (Khiển trách: 938, cảnh cáo: 159, cách chức: 13, khai trừ: 152 trường hợp).
 
Các cơ quan hành chính của Thành phố triển khai 497 cuộc thanh tra. Qua đó, đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi 99,13 tỷ đồng; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với 76 tập thể và 145 cá nhân. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, các sở, ngành đã phát hiện và xử phạt 81,822 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm hành chính.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội

Trong kỳ báo cáo, các sở, ngành, đơn vị, địa phương đã chuyển 170 vụ án, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng đến cơ quan điều tra. Các cơ quan tiến hành tố tụng Thành phố đã khởi tố, điều tra 70 vụ án/267 bị can phạm tội về tham nhũng, tiêu cực (khởi tố mới 54 vụ án/240 bị can), truy tố 37 vụ án/83 bị can, xét xử sơ thẩm 32 vụ/192 bị cáo về các tội tham nhũng, tiêu cực. 
 
BCĐ Thành ủy đã đưa 60 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo; Thường trực BCĐ, BCĐ đã thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo 09 vụ án, vụ việc do đã kết thúc việc giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Đến nay, còn chỉ đạo xử lý 51 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
 
Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tích cực trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng, chức vụ: Tài sản đã thu hồi ở giai đoạn điều tra, truy tố: hơn 25,148 tỷ đồng trong tổng số 145,583 tỷ đồng và 8.967,33m2 đất; chủ động, kịp thời xác minh tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị  hơn 4,853 tỷ đồng. Cơ quan Thi hành án dân sự đã thi hành xong 92 việc, thu hồi được hơn 969,842 tỷ đồng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: Hội nghị có sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu và được kết nối trực tuyến từ Trung ương đến các địa phương. Đây là hội nghị lớn, quan trọng, thể hiện sự đoàn kết, nhất trí, quyết tâm cao từ Trung ương đến địa phương trong công tác PCTNTC.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, sau 1 năm thành lập, BCĐ các tỉnh đã triển khai tương đối toàn diện các mặt công tác theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao, góp phần tạo sự chuyển biến, quan trọng cho kinh nghiệm PCTNTC, từ đó, tiếp tục tổng kết, bổ sung, hoàn thiện thành một lý luận trong công tác đấu tranh PCTNTC ở Việt Nam.
 
Hội nghị là dịp để cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và cùng trao đổi, thảo luận để tìm ra các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các BCĐ cấp tỉnh và công tác đấu tranh PCTNTC ở địa phương, cơ sở. Đây là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực vào lúc này.
 
Nhìn lại hoạt động của BCĐ cấp tỉnh về PCTNTC sau 1 năm thành lập, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, chỉ trong một thời gian ngắn, sau khi có quyết định từ Trung ương, tất cả 63/63 địa phương đã thành lập BCĐ cấp tỉnh, với thành phần nhân sự tham gia BCĐ cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, theo đúng quy định. Các BCĐ cấp tỉnh đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện ngay nhiệm vụ được giao, nhất là đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; tạo chuyển biến mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở; bước đầu khắc phục tình trạng "Trên nóng, dưới lạnh".
 
Theo đó, các BCĐ cấp tỉnh đã trực tiếp tiến hành gần 150 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác PCTNTC; qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện nhiều sai phạm; kiến nghị xử lý nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Chỉ trong một năm, sau khi được thành lập, các BCĐ cấp tỉnh đã rà soát, đưa 600 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý. Nhiều địa phương đã phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý nhiều vụ án lớn, nhiều cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quản lý, trong đó, có cả nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở, Bí thư và Chủ tịch UBND cấp huyện.
 
Tổng Bí thư khẳng định: "Có thể thấy, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét từ sau khi các BCĐ cấp tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động; số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện, khởi tố mới tăng cao.Tính từ khi thành lập đến nay, các địa phương trong cả nước đã khởi tố 530 vụ án, 1.858 bị can về tội tham nhũng, tăng gấp 1,5 lần về số vụ án và tăng hơn 800 bị can so với năm 2021; số vụ, việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp và số cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu vi phạm bị phát hiện, xử lý cũng nhiều hơn, không còn tình trạng "nhẹ trên, nặng dưới", "hạ cánh an toàn" như trước đây; góp phần quan trọng từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", giờ đây "trên nóng dưới cũng ngày càng nóng lên”. Đây cũng là câu trả lời thuyết phục nhất đối với những băn khoăn, lo lắng của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về hiệu quả hoạt động của BCĐ cấp tỉnh".
 
Chỉ rõ 5 nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của BCĐ cấp tỉnh trong thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, BCĐ các Tỉnh, Thành uỷ cần tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ cấp tỉnh; phải hoạt động nề nếp, bài bản, thực chất, theo đúng chức năng, nhiệm vụ; hiệu quả công tác ngày càng cao; hoạt động của BCĐ phải hết sức khoa học, chặt chẽ, bài bản, nền nếp, bảo đảm thực chất, có kết quả cụ thể, rõ ràng, tránh phô trương, hình thức.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu, tiếp tục chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm". Các cấp ủy, tổ chức đảng phải có tính chiến đấu cao; chủ động phòng ngừa, tự phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.
 
Trước hết, phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PCTNTC; chủ động xử lý khi có xung đột lợi ích; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; trọng liêm sỉ, danh dự; biết xấu hổ khi bản thân và người thân mắc vào tham nhũng, tiêu cực, trên tinh thần như điều Bác Hồ đã dạy việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.

 Vương Vân - HNP

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://hanoi.gov.vn/tintuc_sukien/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/3/2858065/kien-tri-xay-dung-van-hoa-liem-chinh-khong-tham-nhung-tieu-cuc.html;jsessionid=OaEvUK22qbAOobZzFKwbLzlJ.app2

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com