Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhưng rủi ro tăng cao

12/03/2022 15:39

Kinhte&Xahoi Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, mặc dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và đang phục hồi nhưng rủi ro tiêu cực đã tăng cao do các ca nhiễm Omicron đang quét qua cả nước và xung đột Nga - Ukraina.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tốc

 Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng lên 8,5% (so với cùng kỳ năm trước), cho thấy sự cải thiện chung trong hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, sau khi giảm vào tháng 1/2022, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học đã phục hồi trở lại, tăng 9,1% (so với cùng kỳ năm trước).

Chỉ số quản lý sức mua (PMI) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bật tăng từ 53,7 trong tháng 1 lên 54,3 vào tháng 2, mức cao nhất trong 10 tháng gần đây, cho thấy điều kiện kinh doanh trong nước tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên, tác động của làn sóng lây nhiễm COVID-19 nhanh chóng đối với sản xuất có thể chưa được phản ánh đầy đủ trong dữ liệu hiện có, vì cả chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng và chỉ số PMI đều dựa trên dữ liệu được thu thập đến giữa tháng 2/2022.

Nguồn: WB

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng lần lượt 15,5% và 22,3% (so với cùng kỳ năm trước), cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1/2022. Do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại xấu đi, chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1/2022 sang thâm hụt 2 tỷ USD trong tháng 2/2022.

Theo WB, tăng nhập khẩu một phần phản ánh tăng trưởng nhanh hơn của nhập khẩu linh kiện điện thoại, máy tính và điện tử, với tốc độ bật tăng từ 14,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 1/2022 lên 32,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2/2022. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu cũng tăng 146,8% (so với cùng kỳ năm trước), phản ánh rõ xu hướng tăng của giá dầu.

Theo đối tác thương mại, xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh với tốc độ 14,6% (so với cùng kỳ năm trước) trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi, tăng 19,5% (so với cùng kỳ năm trước) sau khi giảm 15,2% trong tháng 1/2022.

Lạm phát vẫn được kiềm chế dù giá nhiên liệu tăng

 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,4% (so với cùng kỳ năm trước), mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021.

Giá xăng dầu tăng 5,8% so với tháng trước và 47,1% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục góp phần làm tăng chi phí giao thông và do đó làm tăng giá tiêu dùng.

Giá xăng dầu tăng góp phần làm tăng chi phí giao thông và do đó làm tăng giá tiêu dùng

Ngược lại, giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định so với một năm trước nhờ chuỗi cung ứng trong nước được duy trì tốt. Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, chỉ tăng 0,7% (so với cùng kỳ năm trước), tương đương tỷ lệ ghi nhận trong 2 tháng trước đó, phản ánh nhu cầu trong nước phục hồi yếu.

Nhóm chuyên gia của WB cho rằng, mặc dù nền kinh tế tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và đang phục hồi, nhưng rủi ro tiêu cực đã tăng cao do các ca nhiễm Omicron đang quét qua cả nước và xung đột Nga - Ukraina gia tăng tính bất định về phục hồi kinh tế toàn cầu, tạo ra những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng áp lực lạm phát.

Giá hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và có thể còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Tiếp tục triển khai tiêm liều vắc xin tăng cường và ban hành hướng dẫn y tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát làn sóng Omicron.

Mặt khác, do tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc - những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - có thể bị ảnh hưởng, cơ quan chức năng nên khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có để tăng cường khả năng chống chịu của xuất khẩu.

"Mặc dù cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước, nhưng giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu", nhóm chuyên gia của WB nhìn nhận.

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốchttps://tuoitrethudo.com.vn/kinh-te-viet-nam-dang-phuc-hoi-nhung-rui-ro-tang-cao-191678.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com