Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Kỳ 1 - "Băm nhỏ, phá nát" phân khu đô thị hồ Tây

20/11/2018 11:40

Kinhte&Xahoi Hồ Tây đẹp và là ước mơ của người dân nếu có mảnh đất cắm dùi gần với nơi này. Nhưng...khi có đất rồi, họ lại...ra sức phá nát quy hoạch!

Phá...và phá nát

Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) từ lâu luôn được coi là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Bởi lẽ, ngoài cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ thì theo các chuyên gia bất động sản (BĐS) lâu năm chia sẻ, Hồ Tây có phong thủy hanh thông, hội tụ nguyên khí quốc gia và cũng là khu vực có thế đất tốt lành.

Không những thế, hồ Tây được ví như “lá phổi xanh” khổng lồ ngay trong lòng nội đô thành phố. Bầu không khí trong lành, mát mẻ nơi đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn là nguồn năng lượng tích cực.

Chính vì điều này, các bất động sản tại hồ Tây luôn là điểm nóng, bởi nằm trong khu đất được đánh giá “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” theo quan niệm xưa là thiên thời – địa lợi – nhân hòa nên nhiều khách hàng đã lựa chọn sinh sống lâu dài.

Điều này đồng nghĩa với việc để BĐS có thêm phần nào giá trị các chủ đầu tư, chủ đất sẽ tìm mọi cách xây dựng để ngôi nhà của chính mình có thêm nhiều giá trị bất chấp quy định... luật pháp.

Và từ đây, những "con sâu", "đàn sâu" có trong tay quyền - hành bắt đầu xâu xé lợi ích?

Nắm được sức nóng về đất ở, đô thị, cảnh quan ở khu vực hồ Tây, sau khi lấy ý kiến Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội và các chuyên gia, ngày 8/8/2014, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký quyết định số 4177/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000. Địa điểm: quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Đây là đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây thuộc địa giới hành chính quận Tây Hồ là 1 trong 7 tiểu phân khu đặc biệt nằm trong khu vực nội đô lịch sử, tiếp giáp với hành lang xanh sông Hồng.

Vị trí bản đồ quy hoạch phân khu đô thị A6 mà UBND Thành phố đã ban hành ngày 8/8/2014.

 

Đây cũng là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên Hồ Tây, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hóa, du lịch, góp phần cải thiện môi trường Thủ đô. Đáng chú ý, về tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan, phân vùng khống chế kiểm soát tầng cao và mật độ xây dựng đối với các khu chức năng để bảo đảm phù hợp với tính chất của khu vực.

Theo đó, đối với các khu công viên cây xanh, mật độ xây dựng tối đa 5%, cao 1 tầng. Vùng 1, mật độ xây dựng tối đa 30-35%, cao 1-3 tầng; vùng 2 mật độ xây dựng tối đa 35-45%, cao 1-5 tầng. Với vùng 3, kiểm soát đặc biệt (khu vực không gian bán đảo hồ Tây), cho phép xây dựng công trình cao tầng 2 bên trục không gian, thấp dần về phía hồ.

Như vậy, theo quyết định số 4177/QĐ-UBND đối với vùng 1 tại các tuyến phố bao quanh mặt nước ven hồ Tây như: Phố Nguyễn Đình Thi (phường Thụy khuê), phố Xuân Diệu (phường Tứ Liên), phố Nhật Chiêu (phường Nhật Tân), phố Vệ Hồ (phường Xuân La), phố Trích Sài, phố Từ Hoa (phường Quảng An), phố Quảng An (phường Quảng An) các bất động sản chỉ được xây tối đa là 12m tức 1-3 tầng.

Nếu áp dụng đúng theo chuẩn này thì đô thị khu vực giáp hồ Tây sẽ trở nên hài hòa, phù hợp với không gian kiến trúc. Sẽ trở thành điểm nhấn của Hà Nội về đô thị... nhưng thực tại thì không như theo ý muốn của nhà quản lý.

Toàn cảnh một loạt các công trình đang xây mới có địa chỉ  46, 48, 64, 68 phố Từ Hoa đang góp phần băm nát quy hoạch Vùng 1 hồ Tây.

 

Thế nhưng, theo khảo sát thực tế của PV thì hiện nay tại Vùng 1 của hồ Tây xuất hiện rất nhiều công trình vi phạm mật độ xây dựng một cách công khai và dường như "không" có bóng dáng của lực lượng chức năng nào ngăn chặn. 

Đặc biệt, những công trình có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây và phụ cận (A6), cơ bản đang rơi chủ yếu vào hai tuyến phố Nhật Chiêu (phường Nhật Tân) và phố Từ Hoa (phường Quảng An).

Bàn luận về những công trình xây mới này, ông Lê Hoài Nam - Chủ tịch UBND phường Quảng An cho rằng: Do người dân Việt Nam ganh tị nhau nên xây hơn nhau một tí!

 

Để làm rõ vì sao các công trình nhà ở lại có thể xây dựng phá vỡ quy hoạch được phê duyệt cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương, PV đã có buổi làm việc ông Lê Hoài Nam – Chủ tịch UBND phường Quảng An, ông Hoài Nam cho biết: Các công trình đối diện mặt hồ Tây chỉ được xây tối đa 12m. Hiện nay các công trình đang xây dựng mà PV đề cập tới chủ yếu được cấp phép 3 tầng. Công trình đang xây, nếu sai thì bọn anh sẽ xử lý, hiện có những công trình sai 1-2m mỗi tầng, có công trình sai đến chục phân mỗi tầng. Bên cạnh đấy, em cũng phải hiểu do người dân Việt Nam người ta hay tị nhau mỗi nhà lại cứ thích cao hơn nhà kia một tí.

Khi PV đề nghị ông Nam cung cấp biên bản xử lý sai phạm tại các công trình đang xây mới có địa chỉ  46, 47,48, 64, 68 phố Từ Hoa thì ông Hoài Nam cho biết: Hồ sơ này giao cho Phó Chủ tịch UBND phường là anh Hồi giữ, ông không có?

Phố Từ Hoa (phường Quảng An) có lẽ đây là điểm nóng về việc phá vỡ quy hoạch đô thị hồ Tây

 

Không chỉ vậy, PV đã chủ động liên hệ với UBND phường Thụy Khuê, UBND phường Nhật Tân, UBND phường Tứ Liên để làm rõ những nội dung liên quan nhưng các lãnh đạo ở đây đều tạm từ chối và trả lời với lý do bận họp!.

Thiết nghĩ, nếu quận Tây Hồ còn tiếp tục thả lỏng quản lý trong vấn đề xây dựng như hiện tại thì có lẽ quy hoạch phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây sẽ không thể góp phần kết nối đồng bộ các dự án đầu tư, cũng như việc  định hướng phát triển cho khu vực, phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ mới là khó có thể thực hiện được.

Có bao che hay không?

Công trình số 73-75 phố Nguyễn Đình Thi cũng ngang nhiên phá vỡ quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây

 

Một người dân (xin giấu tên) cho biết: Hồ Tây vốn là nét đẹp của Hà Nội, việc các công trình phá vỡ cảnh quan như vậy thì bạn bè các nước còn tới hồ Tây làm gì nữa, nó mất hết cả nét đẹp lịch sử.  

"Tôi nói thật chúng tôi vừa sửa chữa, cải tạo nhà là tổ Thanh tra xây dựng của phường đã vào lập biên bản bắt đình chỉ ngay. Nhưng không hiểu sao công trình trên nằm ngày mặt đường to đùng như vậy và lại đang vi phạm quá mật độ cho phép lại không hề bị đình chỉ hay xử lý phá dỡ? Phải chăng ở đây có sự khuất tất gì đó?”, một người dân bức xúc cho hay.

Ngôi nhà số 32 phố Quảng An đang xây dựng vi phạm về chiều cao. 

 

Thực tế trên khiến dư luận đặt ra khá nhiều câu hỏi cần lời giải đáp. Lực lượng chức năng quận Tây Hồ cũng như UBND các phường trực thuộc đã ở đâu trong suốt thời gian dài như vậy?

Pháp luật về xây dựng cũng đã quy định rõ trách nhiệm của lực lượng liên quan, từ thanh tra xây dựng; Chủ tịch UBND phường, Phó chủ tịch UBND phường phụ trách; Trưởng phòng Quản lý đô thị; Phó Chủ tịch UBND quận; Chủ tịch UBND quận Tây Hồ.

Một hàng dài về các cơ quan có trách nhiệm, nhưng đơn vị nào lại đang dung túng cho việc phá vỡ quy hoạch khu vực đô thị hồ Tây, làm trái quyết định của Thành phố Hà Nội? Hay cứ đổ trách nhiệm của người dân muốn xây dựng sai là cho sai? Trong khi pháp luật quy định về xây dựng là rất chặt chẽ. Và đến khi xảy ra trách nhiệm...thì chẳng ai nhận trách nhiệm và đẩy quả bóng đấy đi xa mãi.

Mặt đường Xuân Diệu tư số nhà 70 đến 114 (phường Tứ Liên) cũng tước đi vẻ đẹp hồ Tây vốn có của nó

Được biết, từ khi quyết định 4177/QĐ-UBND (8/8/2014) có hiệu lực, đến nay nhiều vị "quan lớn" từ cấp phường đến cấp quận đã thăng tiến vị trí ghế nóng một cách nhanh chóng. Và di sản của họ để lại cho đến nay là một phân khu đô thị mặt hồ Tây trở nên nhem nhuốc và xấu xí hơn bao giờ hết!

Các công trình có địa chỉ số 73,81,101,15 phố Nhật Chiêu, phường Nhật Tân đang là một bài toán rất cần lực lượng chức năng vào cuộc làm rõ trách nhiệm chính quyền địa phương nơi đây. Trong ảnh là công trình địa chỉ 101 phố Nhật Chiêu vừa mới hoàn thiện không lâu chuẩn bị được chủ đầu tư đưa vào hoạt động. 

 

Pháp luật Plus kính đề nghị UBND TP Hà Nội, Thanh tra Sở xây dựng Hà Nội sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ việc có hay không chuyện lãnh đạo UBND quận Tây Hồ và UBND các phường có liên quan, Thanh tra xây dựng đang “làm ngơ”, “bao che” cho công trình xây dựng sai phép? Đồng thời làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức khi để ra sai phạm trên địa bàn.

 

Theo Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com