Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Lao động trẻ em trong nghệ thuật: Làm sao để không bị 'tuýt còi'?

24/06/2019 10:21

Kinhte&Xahoi Trước sự kiện bộ phim “Vợ ba” phải ngừng chiếu ở Việt Nam vì việc có diễn viên trẻ em đóng “cảnh nóng” với một số hành động, lời thoại trong phim không phù hợp và trước xu thế phòng chống lao động trẻ em của thế giới và Việt Nam, đã đặt ra cho các nhà làm nghệ thuật câu hỏi: Phải làm thế nào để không vi phạm pháp luật khi sử dụng lao động trẻ em trong nghệ thuật?

Có thể pháp luật không cấm nhưng việc sử dụng nhóm lao động chưa thành niên phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Ở góc độ pháp luật: không cấm không có nghĩa là được làm tất cả 

Trước hết, cần nói ngay rằng, “Vợ ba” không phải bộ phim đầu tiên của Việt Nam có trẻ em đóng phim, trước đó đã có rất nhiều những diễn viên nhí góp công lớn trong sự thành công của các bộ phim điện ảnh, truyền hình.

Tuy nhiên, “Vợ ba” bị dư luận xã hội phản đối và cơ quan chức năng “tuýt còi” bởi việc sử dụng diễn viên 13 tuổi vào vai người vợ ba với các cảnh quay ngực trần, mang bầu, sinh con và có cả những cảnh gần gũi với nam diễn viên.

Mặc dù đạo diễn cho rằng sự lựa chọn này là cần thiết để lột tả thời kỳ phong kiến một cách chân thực, khi các cô bé 13-15 tuổi đã bị gả chồng, sinh con nhưng đa số khán giả vẫn không thể chấp nhận. Họ cho rằng việc để một bé gái 13 tuổi đóng cảnh nóng, trần trụi là phản cảm, phi nghệ thuật. 

Ở góc độ pháp luật, có thể nói luật pháp hiện hành không cấm sử dụng lao động chưa thành niên (đặc biệt trẻ em dưới 15 tuổi) vào một số lĩnh vực, như văn hóa, nghệ thuật, thể thao… Theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc thì trẻ em có thể tham gia lao động với vai trò là diễn viên trong các bộ môn nghệ thuật múa; hát, xiếc, điện ảnh, sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước).

Tuy nhiên cũng theo Bộ luật Lao động năm 2012 và Thông tư 11 thì trẻ em chỉ có thể tham gia công việc này khi có sự đồng ý của chính các em và người giám hộ, cùng với đó công việc phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học hành và không gây rủi ro nào đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được đưa ra lấy ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV quy định người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi vào làm việc, trừ các công việc nghệ thuật như múa, hát, xiếc, điện ảnh, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương), múa rối (trừ múa rối nước), vận động viên năng khiếu thể dục, thể thao (trừ cử tạ, tạ xích).

Trong trường hợp sử dụng người chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người chưa đủ 15 tuổi và công việc phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học hành và không gây rủi ro nào đối với sức khỏe và sự phát triển tâm sinh lý của người chưa đủ 15 tuổi. 

Như vậy, ở trường hợp của diễn viên 13 tuổi đóng phim “Vợ ba” mặc dù cha mẹ em với vai trò là người giám hộ và bản thân em đều đồng ý tham gia bộ phim nhưng với các cảnh quay không phù hợp với lứa tuổi thì việc này đã không đáp ứng được yêu cầu “không ảnh hưởng đến việc học hành và không gây rủi ro nào đối với sức khỏe và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ” của luật. 

Hay nói như ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và xã hội luật pháp hiện hành không cấm sử dụng lao động chưa thành niên (đặc biệt trẻ em dưới 15 tuổi) vào một số lĩnh vực, như văn hóa, nghệ thuật, thể thao… Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm lao động chưa thành niên phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Đặc biệt, không được dùng trẻ em làm những công việc ảnh hưởng tới phát triển sau này của trẻ như ảnh hưởng về đạo đức, tinh thần”.

Ở góc độ nghệ thuật: chân thực không có nghĩa là phải chọn đúng tuổi

Khi “Vợ ba” bị dừng chiếu, đã từng có luồng quan điểm từ những người làm nghệ thuật cho rằng quá trình xây dựng bộ phim, công chiếu những hình ảnh của nữ diễn viên lên màn ảnh không vi phạm quy định của pháp luật, việc phê phán của dư luận sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng.
 
Tuy nhiên, phản hồi quan điểm này, quan điểm của các cơ quan bảo vệ trẻ em đều cho rằng, dù ở những quốc gia phát triển với những quan niệm cởi mở hơn như Âu, Mỹ việc sử dụng diễn viên nhí để đóng những cảnh nhạy cảm cũng cần rất thận trọng, nếu không sẽ vấp phải sự phản ứng của dư luận.  “Với kinh nghiệm các nước, những kịch bản có nhân vật trẻ em thì cảnh này phải dùng diễn viên đóng thế, hoặc sử dụng diễn viên trên 18 tuổi vào vai trẻ em” -  ông Đặng Hoa Nam khẳng định.

Lời phát biểu “sử dụng diễn viên trên 18 tuổi vào vai trẻ em” của người đứng đầu Cục Trẻ em đã gợi nhớ đến trường hợp của bộ phim “Người tình”, một bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết tự truyện cùng tên của nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras, kể về tình yêu cuồng nhiệt và sự đam mê thể xác của chính mình với một thiếu gia giàu có tên Huỳnh Thủy Lê - một đại điền chủ gốc Hoa tại xứ Sa Đéc, Việt Nam. 

Sau này kể lại quá trình chọn diễn viên, đạo diễn người Pháp Jean-Jacques Annaud cho biết, một thách thức không nhỏ với ông là nguyên mẫu trong cuốn tự truyện chỉ mới 15 tuổi rưỡi. Làm sao tìm kiếm được diễn viên tầm tuổi đó để đáp ứng được các cảnh quay vô cùng trần trụi của phim? 7.000 diễn viên đã được casting, lùng sục ở tạp chí tuổi teen trên khắp thế giới nhưng rồi không ai đáp ứng được cho đến khi Jane March xuất hiện.

Khi đó cô 18 tuổi, hoàn thành xong phim cũng là lúc cô bước sang tuổi 22. Lý do khiến đạo diễn Annaud phải dành nhiều công sức để tuyển chọn diễn viên nữ chính là bởi, nếu tìm diễn viên đúng tuổi thì khó mà có khả năng diễn xuất như kỳ vọng. Thứ hai, phim có chủ đề nhạy cảm không phù hợp với lứa tuổi vị thành niên.

Thậm chí thấu hiểu sự khác biệt về văn hóa phương Đông và phương Tây nên khi làm xong bộ phim, đạo diễn đã dựng thành hai bản. Bản phim chiếu tại Việt Nam là bản tiếng Pháp đã bị cắt hầu hết cảnh nóng so với bản tiếng Hoa và tiếng Anh.

Dù vậy, ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, bộ phim Người tình đã thành công vượt bậc, hiệu ứng của phim đã ngay lập tức đưa tên tuổi của đạo diễn cũng như diễn viên lên tầm ngôi sao hạng A. Cho đến giờ, những cảnh quay của phim Người tình vẫn được coi là kinh điển, đỉnh cao của nghệ thuật để giới làm phim phải học hỏi và ngưỡng mộ.

Như vậy, một câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng sự chân thực nằm ở nội dung, cách xử lý tình huống và diễn xuất của diễn viên trong bộ phim chứ không phải ở độ tuổi của diễn viên cần chọn đúng như nguyên tác, thực tế?

 Những con số về lao động trẻ em

Tại Việt Nam, theo Báo cáo Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 có 1,75 triệu trẻ em thuộc nhóm lao động trẻ em, chiếm 9,6% tổng dân số trẻ em từ 5 đến dưới 17 tuổi. Đa số lao động trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp (chiếm 67%). Trong 18 công việc tập trung trên 80% lao động trẻ em tham gia làm việc, có 11 công việc thuộc khu vực nông nghiệp.

Địa điểm làm việc phổ biến là cánh đồng, nông trại hoặc vườn cây. Trong số lao động trẻ em chỉ có 45,2% hiện vẫn còn tiếp tục đi học, 52% đã thôi học và 2,8% chưa bao giờ đi học. Hiện nay, Bộ LĐTB&XH và Tổ chức Lao động thế giới đang tiếp tục triển khai Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em lần 2 để có dữ liệu chính xác, đầy đủ về tình hình lao động trẻ em trong cả nước.

Ở góc độ pháp luật, Chính phủ Việt Nam đã cam kết giải quyết vấn đề lao động trẻ em thông qua việc ban hành hệ thống pháp luật, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, như các quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục, Luật Trẻ em năm 2016…

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020. Chính phủ Việt Nam cũng có kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững với 17 mục tiêu, trong đó có mục tiêu đến năm 2025 chấm dứt toàn bộ các hình thức lao động trẻ em.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com