Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Lễ hội điện Huệ Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

31/03/2025 16:33

Kinhte&Xahoi Trong hai ngày 30- 31/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, TP Huế.

Lễ hội Điện Huệ Nam đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Sáng nay, 30/3, sở VH&TT TP Huế tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội điện Huệ Nam". Tham dự buổi lễ về phía Bộ VHTT&DL có ông Nông Quốc Thành, Phó cục trưởng Cục Di sản Văn hóa. Về phía địa phương có Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình; Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hoàng Khánh Hùng. Cùng tham dự còn có các nghiên cứu văn hóa, các nghệ nhân thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và đông đảo người dân trên địa bàn.

Lễ rước Mẫu bằng đường bộ đi qua tuyến đường Chi Lăng, TP. Huế

Theo đó, Lễ hội điện Huệ Nam đã trải qua quá trình hình thành, phát triển lâu dài. Giai đoạn đầu chỉ diễn ra trong phạm vi điện Huệ Nam, rồi sau có sự tham gia của dân làng Hải Cát (phường Long Hồ, TP Huế) và dần dần phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Những nghi thức như lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị, lễ cáo yết, lễ chánh tế, hầu đồng cũng như những lễ vật mà con người dâng lên Mẫu là những sản vật do chính họ làm ra từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi hoặc đánh bắt được,… là minh chứng sinh động của sự kính trọng thánh môn đệ tử đối với đấng thần linh

Ngày nay, lễ hội truyền thống điện Huệ Nam mang sắc thái của các Thánh môn đệ tử thờ Mẫu ở Việt Nam, nó cũng đã trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu cho vùng đất Huế. Tuy trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng lễ hội điện Huệ Nam vẫn diễn ra đều đặn một năm hai lần vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, với các hình thức quan trọng là lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị tại Thánh đường 352 Chi Lăng thông qua nghi lễ rước bằng đường bộ, đường thủy; lễ Cáo yết; lễ Chánh tế tại điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát; sinh hoạt tín ngưỡng, thực hiện nghi lễ hầu đồng trên các bằng án.

Lễ rước mẫu từ Thánh đường 352 Chi Lăng đi bộ lên đường Trần Hưng Đạo, sau đó làm yết cáo tại Nghinh Lương Đình.

Lễ hội điện Huệ Nam là một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, nhằm thỏa mãn những nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của địa phương. Đây cũng là lễ hội nhằm  biểu thị đức tin của con người trong không gian tâm linh, nhằm bày tỏ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng ngưỡng vọng với thần linh bằng các hoạt động đáp tạ cụ thể.

Các thanh đồng, đệ tử hóa thân vào các nhân vật để cung nghinh rước Mẫu.

Trước đó, ngày 10 tháng 12 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội điện Huệ Nam” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị bền vững. Sau khi nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể, ngành văn hóa thành phố  sẽ có đề xuất, tham mưu UBND thành phố ban hành các đề án, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam trong bối cảnh xã hội đương đại.

Sau buổi lễ đón nhận, các đoàn cung nghinh, người dân và du khách thập phương đã lên thuyền di chuyển từ Nghinh Lương Đình về điện Huệ Nam, chính thức khai hội tháng 3. Tại điện Huệ Nam sẽ diễn ra các nghi lễ như lễ chánh tế, cầu nguyện quốc thái dân an; lễ hành hương; cung nghinh Thánh Mẫu. 

nguonluc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

https://nguonluc.com.vn/le-hoi-dien-hue-nam-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-a19583.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com