Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Liệu Công ty du học Asahi Group có đánh bài “chuồn”?

07/01/2019 15:04

Kinhte&Xahoi Sau bài phản ánh về việc Công ty du học Asahi Group bị học viên “tố” lừa đảo, “ôm con bỏ chợ”, công ty này không những “né tránh” học viên và dư luận mà còn gấp rút chuyển trụ sở làm việc tại từ tầng 2, tòa nhà ATS, số 252, đường Hoàng Quốc Việt về cở sở số 4 ngõ 245 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Liệu Công ty du học Asahi có đánh bài chuồn?

Sau khi đăng tải bài viết về việc học viên tố công ty tư vấn du học Asahi có dấu hiện quỵt tiền của học viên, không thực hiện đúng cam kết với học viên. Asahi tiếp tục “án binh bất động”, từ chối mọi thắc mắc của khách hàng. Nhiều khách hàng tiền liệu có mất khi nợ vẫn đang mang? 

Kết đắng cho niềm tin mù quáng

Như đã đưa tin, anh T., huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho biết: Anh biết đến công ty du học Asashi qua giới thiệu của người quen. Ngay khi đồng ý theo học, anh T. phải nộp 500 USD chi phí để đặt cọc. Sau đó, anh tham gia khóa học tiếng Hàn tại trung tâm. Đến tháng 5/2018, anh T. đã thi qua kỳ thi sát hạch tiếng do công ty tổ chức. Một thời gian sau, công ty cho biết học viên sắp được cấp visa nên yêu cầu nộp thêm 7.000USD. 

Anh Nguyễn Hữu T., bức xúc phản ánh: Anh có đăng ký tham gia chương trình du học Hàn Quốc tại công ty du học Asahi Group từ tháng 4/2018 và theo học tại trung tâm dạy tiếng Hàn của công ty đến tháng 9/2018. Công ty cho anh đi phỏng vấn tại đại sứ quán Hàn Quốc nhưng bị trượt phỏng vấn. 

Do không được đi như trung tâm Asahi đã cam kết nên anh đã xin rút hồ sơ và đề nghị trung tâm Asahi trả tiền. Trước đó, anh T. đã đóng một khoản tiền là 7.500USD. Anh thông báo đã rút hồ sơ từ tháng 9, công ty hứa sau một tháng sẽ hoàn lại tiền nhưng hết thời hạn một tháng công ty lại cho anh một cái hẹn khác. Sau rất nhiều lần hứa hẹn sẽ trả tiền nhưng công ty vẫn chưa trả số tiền anh T. đã nộp cho trung tâm Asahi. Anh T. thấy như bị trung tâm Asahi “lừa đảo” lấy tiền rồi tìm cách quỵt tiền của học viên. 

Trụ sở công ty tại 252 Hoàng Quốc Việt không bóng người.

 

Công ty Asahi Group chưa đưa ra được lời giải thích thỏa đáng nào cho học viên về việc trượt phỏng vấn, không thực hiện được cam kết ban, nhưng theo phản ánh của học viên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Đại Sứ Quán Hàn Quốc đánh trượt tất cả học viên vì một số học viên của Asahi sang Hàn trước đó đã bỏ trốn nên những trường Hàn Quốc không nhận học viên công ty này nữa. Lý do gì khiến họ vất vả tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc để nhận lại “cái kết đắng”?

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay các trường bên Hàn Quốc có nhu cầu tuyển du học sinh Việt Nam. Nhưng do tỷ lệ bỏ trốn nhiều, nên việc xét visa khó khăn hơn trước đây. Do đó, họ chia ra trường xét visa cần phải phỏng vấn tại Đại Sứ Quán và trường Top 1% không cần phỏng vấn tại Đại Sứ Quán. Nắm bắt được tâm lý sợ phỏng vấn của du học sinh, nên thực trạng hiện nay, có rất nhiều nơi công khai rao bán bán thư mời vào trường Top 1% với giá từ 1.500-2.000 USD/1 thư mời chấp nhận việc nhập học vào trường. Asahi cũng áp dụng “chiêu thức này” khi tăng chi phí học sinh lên với lý do “chi phí thư mời”, trong khi đó, khoản chi phí này không có trong thông báo ban đầu mà chỉ đến lúc “cá đã mắc câu” mới đưa ra, đẩy học viên vào thế tiến chẳng được, lùi chẳng xong.

Theo một chuyên gia tư vấn du học, hầu như những trường Hàn Quốc thật sự không biết được chất lượng cũng như năng lực thực sự của các các học sinh đó. Họ hoàn toàn rất ngạc nhiên về khoản phí thư mời vô lý này. Vậy chỉ có người Việt Nam mới thu những khoản tiền vô lý đó, để rồi các em ỷ lại vào việc có thư mời trường Top 1% rồi thì không cần phải học tiếng nữa và kết quả sau cùng là sang tới nơi là các bạn bỏ trốn. Có trường Top 1% sau khi nhận 20 du học sinh sang học thì sau 1 tuần có tới 19 bạn bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp. Kết cục là trường đó không còn được vị trí Top 1% nữa, gây ra hệ lụy là nhà trường rất khó để nhận tiếp du học sinh Việt Nam.

Vì sao lại phải bỏ trốn và thật tâm là các bạn muốn trốn? Giả sử nếu bạn đi học, mà bạn không thể hiểu được giáo viên của mình đang dạy cái gì cộng thêm khoản nợ 200-300 triệu cho bạn đi du học Hàn Quốc đang phải trả lãi hàng ngày, không có năng lực tiếng Hàn, 6 tháng sau mới được đi làm thêm. Thì bạn có bỏ trốn không? Khi có những lời mời gọi ra ngoài sống bất hợp pháp có thể đi làm luôn mà không cần tiếng Hàn?.

Thậm chí, nhiều bạn háo hức chờ tới ngày bay để được bay sang Hàn thỏa ước nguyện du học nhưng: Khi sang tới sân bay Hàn Quốc, mới biết thông tin rằng nhà trường không nhận học sinh nhập học nữa và phải quay về nước ngay tức khắc. Vì khốn cùng nên các em phải bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp chứ thực tâm các bạn hoàn toàn không muốn điều đó xảy ra. Còn học viên Asahi nhận được cái kết đắng hơn khi vẫn “nằm im tại chỗ” chưa thấy xứ Hàn ngày nào mà liệu số tiền đã đã nộp có mất trắng? Điều này thể hiện sự thiếu trách nhiệm, uy tín, bất chấp lợi nhuận, của những công ty du học bất hợp pháp đang có những chiêu bài dụ dỗ học sinh như trên.

“Chạy làng” đến bao giờ?

Công ty Cổ phần Asahi Group có địa chỉ tại Tầng 2, tòa nhà ATS, số 252, đường Hoàng Quốc Việt, TP Hà Nội, được thành lập ngày 25/9/2012, mã số doanh nghiệp: 0105998995, do bà Trần Thị Tình làm Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Hoàng Hải Yến làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên, phải đến 8/2/2018, Asahi Group mới được cấp giấy phép hoạt động Trung tâm tư vấn du học Asahi Group, theo quyết định số 460/GCN-SGDĐT do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp, do bà Nguyễn Hoàng Hải Yến (sinh 1994) làm Giám đốc trung tâm. 

Cơ sở số 4 ngõ 245, Mai Dịch, Cầu Giấy vẫn đang hoạt động bình thường.

 

Sau nhiều ngày chờ câu trả lời của công ty Asahi Group, ngày 4/1/2019, PV quay lại trụ sở công ty tại đường Hoàng Quốc Việt thấy “cửa đóng then cài”, không thấy bóng dáng nhân viên cũng như thiết bị làm việc, những thùng cát-tông đang chờ chuyển đi. Bảo vệ tại tòa nhà cho biết: “Nguyên nhân trụ sở “vắng tanh” do công ty này ngừng hoạt động hoặc chuyển đi đâu rồi, công ty còn một cơ sở nữa bên Mai Dịch”. PV liên lạc qua số điện thoại bàn 0243.792.1510 được hiển thị trên trang web “asahigroup.edu.vn” nhưng sau những hồi “tút” dài mà không ai bắt máy.

Tại địa chỉ số 4 ngõ 245, Mai Dịch, Cầu Giấy, theo quan sát của PV, cơ sở vẫn hoạt động bình thường. Một người dân có nhà gần bên cạnh công ty cho biết: “Bên tòa nhà ở Hoàng Quốc Việt là trụ sở văn phòng của công ty, còn bên này là cơ sở cho học viên ăn, ở, và học ngay tại đây luôn. Cơ sở này có từ 5 hay 6 năm rồi”. Người dân cho rằng văn phòng bên Hoàng Quốc Việt không hoạt động nữa nên điện thoại bàn không gọi được, nếu muốn tư vấn đi du học thì phải gọi số bên này. Tuy nhiên, PV gọi số di động của bà Trần Thị Tình cũng không ai bắt máy. 

Dư luận đang rất bất bình với việc “né tránh”  hay chây ỳ giải đáp thông tin và trả lại tiền cho học viên của Công ty Asahi? PV đã nhắn tin hỏi rõ nguyên nhân nhưng cũng không nhận được hồi âm. Liệu Công ty du học Asahi Group mở trung tâm đào tạo ngoại ngữ hoạt động suốt một thời gian dài liệu đã được cấp phép chưa? Công ty “cấp tốc” chuyển địa điểm và vẫn song song tư vấn du học, việc này đã được báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chưa?

Trước đó, để tránh tình trạng lừa đảo, cung cấp thông tin không chính xác của các công ty du học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khuyến cáo các trường cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi giao lưu, liên kết với các công ty du học; các trường phải có công văn báo cáo của Sở GĐ&ĐT mọi hoạt động liên kết với nước ngoài của trường.

 

Theo hoanhap.vn


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com