Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Loạt sai phạm của Công ty Y học bản địa Việt Nam là do vướng mắc đất đai?

04/11/2019 12:01

Kinhte&Xahoi Mới đây, Công ty Y học bản địa Việt Nam đã chính thức lên tiếng về nguyên nhân dẫn đến những sai phạm của công ty này.

Theo đại diện của Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam (Công ty Y học bản địa Việt Nam) ông Hoàng Văn Sầm, Giám đốc công ty này thì trước đó vào năm 2014 ông có gặp gỡ một nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Giang. Người này giới thiệu với ông Sầm về một địa điểm (tức địa điểm công ty Y học bản địa đang xây dựng hiện tại) có thể đầu tư làm du lịch và dược liệu. Đồng thời, mong muốn ông Sầm và công ty đầu tư cho quê hương.

Công trình nhà hàng của Công ty Y học bản địa Việt Nam chưa có giấy phép xây dựng.

Sau khi tính toán thấy hợp lý, Công ty Y học bản địa Việt Nam đã thuê đơn vị khảo sát, đo đạc vị trí này và quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công ty mới vỡ ra tại khu vực được địa phương giao đất không hề có mặt bằng xây dựng mà chỉ toàn đồi núi có địa hình hiểm trở, khu vực bằng phẳng duy nhất lại được địa phương giao cho một đơn vị khác đang ngừng hoạt động là Công ty TNHH Yên Bình có trụ sở tại phường Minh Khai, TP Hà Giang.

Ông Nguyễn Văn Ánh, Giám đốc công ty TNHH Yên Bình (Công ty Yên Bình) cho biết, trước đó ông cũng được tỉnh tạo điều kiện đầu tư phát triển cây chè bản địa. Quá trình lên đầu tư ông Ánh đưa các hộ dân tại các xã Tân Lập (Bắc Quang) và Nậm Ty (Hoàng Su Phì) lên định cư để làm công nhân cho ông.

Tuy nhiên, sau quá trình thực hiện công ty này hết vốn và tạm dừng hoạt động từ năm 2008. Đến năm 2013, một phần đất do Công ty Yên Bình quản lý đã được huyện Bắc Quang cắt, giao cho các hộ dân, đến nay chỉ còn 33ha.

Cũng theo số liệu từ Cục thuế Hà Giang, Công ty Yên Bình bắt đầu hoạt động và đóng thuế từ 11/6/1996 đến ngày 6/12/2008 thì doanh nghiệp này dừng hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động.

Trao đổi với PV, ông Phàn Tà Khé, Phó Giám đốc Công ty Y học bản địa Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang cho hay, thực tế do địa phương giao đất không có mặt bằng để xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc. Vì vậy, ngày 31/7/2016 đại diện của Công ty Y học bản địa Việt Nam đã họp cùng đại diện của Công ty Yên Bình dưới sự chứng kiến của một số lãnh đạo tỉnh Hà Giang.

Đồng thời, đại diện 2 bên đi đến thống nhất để Công ty Y học bản địa Việt Nam xây dựng nhà hàng, nhà điều hành, phòng khám, phòng ở cho công nhân…Trên đất của Công ty Yên Bình sau đó mới làm các thủ tục khác sau, lãnh đạo địa phương lúc đó cũng nhất trí với phương án này.

Ông Phàn Tà Khé, Phó Giám đốc Công ty Y học bản địa Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang cho rằng, vì vướng mắc đất đai nên Công ty không thể thực hiện được khác thủ tục pháp luật.

Ông Khé lí giải, nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những sai phạm của công ty trong thời gian qua là do không có mặt bằng xây dựng nhà ở cho công nhân. Do đã quyết định đầu tư và cấp thiết nên công ty phải mượn đất của Công ty Yên Bình (một công ty đã tạm ngừng hoạt động từ hơn 10 năm nay).
 
“Chính vì xây dựng trên đất của đơn vị khác, nên công ty không thể thực hiện các thủ tục như: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm hồ sơ xin phép xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)…Chúng tôi cũng thừa nhận rằng công ty đã sai, nhưng không còn cách nào khác”, ông Phàn Tá Khé chia sẻ.

Theo ông Khé, các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương này đã giao mặt bằng không sạch. Thực tế theo kế hoạch ban đầu, công ty sử dụng 738,78ha đất để thực hiện dự án, nhưng quá trình thực hiện công ty phát hiện phần lớn diện tích đất tại khu vực này đã bị người dân trồng xâm canh thảo quả, chè. Do đó đã kiến nghị trả lại 170,69ha cho địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi.

Đại diện của Công ty Y học Bản địa Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang cũng bày tỏ mong muốn, tỉnh Hà Giang sẽ thu hồi đất của Công ty Yên Bình (do công ty này đã tạm dừng hoạt động từ lâu) và giao lại phần đất có địa hình bằng phẳng cho Công ty Y học bản địa Việt Nam để đơn vị này tiếp tục dự án “phát triển nông thôn bền vững vùng Phìn Hồ từ cây dược liệu và cây chè bản địa”.

Trước đó, Phapluatplus.vn đã đăng tải bài viết: “Hà Giang: Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam có bất chấp pháp luật trong quá trình thực hiện dự án?”

Bài viết có nội dung phản ánh, trong quá trình xây dựng dự án với kinh phí dự toán lên đến 100 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: Xây dựng nhà điều hành, nhà đa năng; Nhà nghỉ cho cán bộ, công nhân viên, các công trình phụ trợ; Nhà xưởng sơ chế, khu dịch vụ (Homstay, phòng khám lưu trú); Nhà nghỉ cho các y, bác sĩ; Khu nhà giáo dục; Khu chợ thương mại; Phục dựng khu tâm linh miếu Ngọc Am…Với diện tích dự tính ban đầu là khoảng 738,78ha, nhưng công ty này không hề có giấy phép xây dựng.

Thêm vào đó, diện tích quy hoạch để xây dựng lớn là vậy nhưng đơn vị này cũng không hề có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mà đáng lẽ ra trước khi thực hiện dự án, công ty đã phải thực hiện đầy đủ thủ tục này nhằm phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư. Đồng thời, đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Liên quan đến nội dung báo nêu, ngày 16/9/2019 UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bản số 2910/UBND-KTTH chỉ đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây Dựng, Y tế, UBND huyện Bắc Quang kiểm tra, xác minh, làm rõ việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, môi trường, lâm nghiệp, xây dựng và các quy định khác có liên quan của công ty này. Thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/09/2019.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com