Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Lời ru - di sản văn hóa, hồn cốt dân tộc Việt

13/09/2020 16:37

Kinhte&Xahoi Qua những lời ru tha thiết, tình yêu đối với cha, mẹ, ông bà, anh em, tình vợ chồng thủy chung son sắt đến lòng yêu quê hương, đất nước được nuôi dưỡng, hun đúc. Với nhiều người, yêu quê hương đất nước là yêu nơi có mẹ và lời ru của mẹ.

Những làn điệu ru nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

Và chính yếu tố ấy đã tạo nên nét độc đáo riêng có của mỗi con người Việt. Nhiều nhà văn hóa ước nguyện làm sao để câu hát ru không mai một, để lời ru ngày càng ăn sâu, bám rễ vào cuộc sống. Bởi đấy chính là bản sắc, là hồn cốt dân tộc Việt.

Ấu thơ, một trong những niềm hạnh phúc giản dị và thanh khiết mà con người có được là ngủ yên trong vòng tay người mẹ. Trong hơi ấm yêu thương của vòng tay, của lòng mẹ, lời ru của mẹ cất lên thật ngọt ngào, tha thiết: “Ví dầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi mẹ dắt con đi/Con đi trường học, mẹ đi trường đời…”.

Những lúc nằm trong ánh mắt dịu hiền, được đôi bàn tay mềm mại của mẹ âu yếm vừa xoa lưng vừa đưa nôi và nghe lời ru của mẹ chính là khoảng thời gian con người hưởng sự bình an trọn vẹn nhất. Thế nên, sau này lớn lên, vào những giờ phút bất ổn trong cuộc sống, nhiều người thường hay cồn cào nhớ và mong được nghe lời ru từ mẹ, như một chỗ dựa tinh thần, như một lối đi về cho những tâm hồn tổn thương. 

Loại hình dân ca ra đời sớm nhất

Hát ru là một loại hình dân ca mang bản sắc văn hóa đặc trưng có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, các bà mẹ Việt Nam thường ru con ngủ trên những chiếc nôi, chiếc võng với những ca từ mộc mạc, đời thường được lưu truyền qua bao thế hệ bằng hình thức truyền miệng.

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, trong các loại hình dân ca, hát ru ra đời sớm nhất. Đó là những bài hát nhẹ nhàng được lấy từ ca dao, đồng dao, trích từ các loại thơ... để giúp trẻ nhỏ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Do vậy, những bài hát ru thường rất đa dạng và mang đậm bản sắc của từng địa phương.

Với những người dân đồng bằng Bắc bộ, thì cánh cò trong những lời ru đã thực sự đưa ấu thơ trở lại. Không biết tự lúc nào trong ca dao, tục ngữ và cả trong câu hát ru của bà, của mẹ, hình ảnh cánh cò luôn hiện hữu, chấp chới bay. Mong manh nhưng cứng cỏi vượt qua những gian khổ đời thường….

Hình ảnh con cò vất vả, làm lũ đơn độc một mình kiếm cái ăn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời vất vả, chịu nhiều hi sinh của người mẹ: “Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/Ông ơi, ông vớt tôi nao/Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/Có xáo thì xáo nước trong/Đừng xáo nước đục đau lòng cò con…”.

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Cũng như vậy, con cò trong lời ru của mẹ đã theo con suốt hành trình từ ngày thơ bé đến khi còn khôn lớn. Cũng như hình ảnh của mẹ luôn theo mãi trong tâm trí của những đứa con. Cò biểu trưng cho lòng mẹ bao la luôn dõi theo, nâng đỡ con dù xa gần, khó khăn hay cách trở: “Con cò bay lả, bay la/Bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng…”.

Cánh cò qua những lời hát ru gợi lên trong lòng mỗi người những gian lao, những mệt nhọc, tần tảo của bao số phận cuộc đời người lao động. Gợi lên những hi sinh, những giọt mồ hôi lam lũ và những nét đẹp trong phẩm chất của người mẹ.

Đó là tình cảm lớn lao của mẹ dành cho con, mỗi lời hát ru chứa đựng những tâm tình lớn lao đó. Cánh cò còn gợi lên vẻ đẹp yên bình, thanh thản, khung cảnh những cánh đồng quê cò bay thẳng cánh cùng cuộc sống trù phú, ấm no của người nông dân chân lấm tay bùn.


Và cũng không phải ngẫu nhiên mà những lời hát ru của cả ba miền Trung – Nam – Bắc đều nói về tình cảm gia đình, tình nghĩa giữa con người với con người: “Cái cò đi đón cơn mưa/Tối tăm mù mịt ai đưa cò về/Cò về thăm quán cùng quê/Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh (hát ru Bắc bộ)”; “Cây khô chưa dễ mọc chồi/Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta/Non sông bao tuổi mà già/Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu (hát ru Trung bộ)”; “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/Năm canh chày thức đủ năm canh/Hỡi chàng chàng ơi, hỡi người người ơi/Em nhớ tới chàng, em nhớ tới chàng (hát ru Nam bộ)”…

Bởi chính nhờ qua những lời ru tha thiết ấy, tình yêu đối với cha, mẹ, ông bà, anh em, tình vợ chồng thủy chung son sắt đến lòng yêu quê hương, đất nước được nuôi dưỡng, hun đúc. Với nhiều người, yêu quê hương đất nước là yêu nơi có mẹ và lời ru của mẹ. Và chính yếu tố ấy đã tạo nên nét độc đáo riêng có của mỗi con người Việt. 

Trong kho tàng của âm nhạc hiện đại, có nhiều bài hát được nhạc sĩ viết trên nền của làn điệu ru con và rất thành công, đi vào lòng người nghe. Quên sao được nhịp điệu tha thiết “Mẹ yêu con”  của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, “Lời ru trên nương” của Trần Hoàn, thơ Nguyễn Khoa Điểm; “Ru con mùa đông” của Đặng Hữu Phúc….

Người Hà Nội luôn thích mùa thu đông - thời điểm thể hiện tất cả những gì vẻ đẹp lãng mạn nhất của đất Hà thành. “Ru con mùa đông” là lời của một người mẹ ru con bên nôi giữa một chiều mùa đông tinh khôi, trong veo: “Nào ngủ đi con mùa đông đang tới ngoài hiên/Nào ngủ đi con mùa đông trên cánh bầy chim/Bình yên bình yên giấc nồng/Dịu êm dịu êm đóa hồng đòng đưa đòng đưa lá vườn”…Đánh thức lời ru

Đáng tiếc rằng, cùng với sự mai một của một số loại hình văn hóa dân gian như ca dao, đồng dao; một số nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, sáo, nhị.. thì lời ru vắng dần trong cuộc sống thường ngày. Tại nhiều gia đình, nhiều khu dân cư đã mất hẳn tiếng ru êm đềm, thư thái mà thấm đẫm hồn dân tộc.

Lý do thì có rất nhiều như: lối sống hiện đại làm con người ít có điều kiện thời gian chăm sóc gia đình, con cái; người phụ nữ bây giờ không còn bị giới hạn trong công việc nội trợ hay ở nhà nuôi dạy con cái nữa, khi họ bước ra bên ngoài xã hội, cùng chồng gánh vác bao bộn bề của cuộc sống, thì cũng là lúc họ trút bớt bổn phận làm mẹ cho xã hội, trẻ được gửi đến nhà giữ trẻ, ít được gần gũi với hơi ấm của mẹ, và dĩ nhiên là cũng xa rời với những lời mẹ ru ngọt bùi; nhiều bà mẹ, ông bố trẻ quan niệm phải hát hay mới ru được con…

 Trẻ lớn lên từ những lời ru của bà, của mẹ 

Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc và xã hội học thì chính sự mai một của những làn điệu hát ru dân ca đã gây ảnh hưởng đối với quá trình phát triển tiềm thức của thế hệ sau về nền âm nhạc dân tộc. Hay như lời cố Giáo sư Trần Văn Khê từng chia sẻ: “Đối với trẻ con, cái gì êm ái là chúng ngủ được. Nhưng trẻ con từ nhỏ đến lớn chỉ có lời ru là đi vào tâm thức của chúng.

Có nơi người mẹ ru con bằng ca dao, mà ca dao là lời ca trong dân gian và được truyền cho tới ngày nay, là điệu nhạc dân tộc của Việt Nam có thể thấm vào tâm trí của trẻ em”. Bên cạnh đó, bằng những lời ru, trẻ được dưỡng tâm hồn, hướng tới nhân văn, vị tha. Thiếu vắng những lời ru tuổi ấu thơ, thì tâm tính nóng nảy sẽ thường thấy ở mỗi con người. Điều đó làm sâu sắc thêm hệ lụy tất yếu cho xã hội là nạn bạo hành gia tăng, tình trạng ly hôn, bất hiếu, cha mẹ chối bỏ con cái, trẻ em phạm tội… 

Vậy làm cách nào để có thể vực dậy những tiếng hát ru đang bị chìm vào quên lãng? Trả lời câu hỏi này, Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê đã từng có lời khuyên rằng, các bà mẹ trẻ ngày nay cho dù có bận bịu đến mức phải đem gửi con vào nhà trẻ, thì ít nhất mỗi buổi tối, đến giờ trẻ đi ngủ, nên dành thời 10- 15 phút hát ru cho con. 

Từ góc độ xã hội cũng cần đánh thức lời ru bằng những biện pháp cụ thể như liên hoan hát ru đã và đang diễn ra ở khá nhiều địa phương, tổ chức, ban ngành. Và cao hơn nữa là đưa phong trào quần chúng hát ru đi từ sân khấu vào trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, cần có nhiều “cú hích” khác, chẳng hạn hỗ trợ duy trì, tổ chức các câu lạc bộ hát ru, dân ca ở từng làng bản, khu phố dạy trẻ nhỏ các đối tượng hát ru; vận động, khuyến khích sáng tác hát ru lời mới, mở diễn đàn khôi phục phong trào hát ru… Có như thế thì mới hy vọng góp phần hạn chế sự mai một của lời ru trong cuộc sống hiện nay. 

 Hồng Minh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/loi-ru--di-san-van-hoa-hon-cot-dan-toc-viet-d135046.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com