Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Máy quét hay nỗi ám ảnh vòng lao lý?

14/07/2019 16:02

Kinhte&Xahoi Hình ảnh ghi lại cảnh nhân viên an ninh đang dùng máy “quét” các cô giáo trước khi vào phòng chấm thi ở tỉnh Sơn La đã gây nên những luồng dư luận trái chiều.

Nhiều thầy cô cho rằng, cảm giác bị xúc phạm như xát muối vào lòng… Người khác lại nhìn nhẹ nhàng, chỉ là thực hiện đúng quy chế. Cái đích cuối cùng là mong mỏi trả lại sự trong sáng, công bằng, minh bạch trước ám ảnh của kì thi 2018 mà thôi…

Cán bộ chấm thi bị kiểm tra an ninh (Ảnh: Lao động)

“Cuộc chơi” sòng phẳng

Trước hình ảnh vào các cô giáo bị “quét” trước khi vào phòng chấm thi của kì thi Quốc gia năm nay, PGS-TS Dương Hữu Biên, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Đà Lạt đã viết trên trang cá nhân: “Những hình ảnh này gợi cho ta hai cách hiểu: Hoặc xã hội rất coi thường người làm nghề giáo, không hề mảy may có chút niềm tin nào vào họ; hoặc những người làm nghề giáo là những người tệ hại, không thể tin được và phải giám sát đến nơi, đến chốn… Đành rằng, chống gian lận trong thi cử là điều cần phải đề cao, nhưng không phải theo cách như những tấm ảnh này cho thấy!”…

Ngược lại, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, một trong những thầy chỉ ra những kẽ hở bất thường từ vụ điểm thi năm ngoái bày tỏ: Sau khi xem những bức ảnh kiểm tra giáo viên chấm thi ở Sơn La trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, cái lý luận về việc “phải tin tưởng, tôn trọng giáo viên” hay “tôn trọng quyền con người” thật là hài hước. Bản thân mình đã từng rất nhiều lần bị nhân viên an ninh soi chiếu từ sân bay, tới các sự kiện ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, SVĐ Mỹ Đình... lần nào mình cũng vui vẻ chấp hành và tươi cười với nhân viên an ninh mà chả cảm thấy bị xúc phạm gì cả. Cũng chẳng thể cao giọng lên rằng “tôi là thầy giáo đấy” để đòi hỏi “các anh phải tin tưởng và tôn trọng”.

Trong khi đó, gian lận điểm thi năm ngoái cũng do các cán bộ quản lý giáo dục và thầy cô giáo trực tiếp thực hiện. Vậy tại sao nhiều thầy cô lại đòi hỏi sự tôn trọng? Trong rất nhiều vụ việc nổi cộm gần đây trong ngành Giáo dục, về những mâu thuẫn trong quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh hay giáo viên với học sinh, một trong những vấn đề có tính căn nguyên là giáo viên thường giữ trong mình tư duy về “nghề cao quý”, ở thế “cửa trên” với người khác để đòi hỏi sự tin tưởng, tôn trọng vượt mức.

Tư duy đó cần phải thay đổi, thầy cô cần phải định vị lại giá trị công việc của mình theo hướng bình đẳng hơn với những người khác trong xã hội. Nếu không thì xã hội sẽ ngày càng ác cảm hơn với những người thầy, người cô, thầy Ngọc thẳng thắn. Trong trao đổi, ứng xử với phụ huynh và học sinh mình luôn tâm niệm điều đó. Đấy là phải đề cao sự tôn trọng người đối diện trước, chứ không phải là mang cái thái độ “tôi là thầy đấy nhé, đề nghị anh/chị tôn trọng” thì chẳng bao giờ mang lại kết quả tích cực.

Mình nhớ có lần ngồi nói chuyện với 1 cô giáo rất kỳ cựu, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở các trường điểm, trường chuyên nổi tiếng của Hà Nội. Cô được một trường dân lập cũng rất có tiếng mời về giảng dạy thỉnh giảng. Mới làm việc được vài tháng thì cô bỏ vì lý do thế này: “Em có biết không, học trò của cô giờ làm lãnh đạo doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc có cả. Phụ huynh của cô nhiều người làm quan chức, ông nọ, bà kia, Thứ trưởng, Bộ trưởng cũng có... thế mà gặp cô vẫn phải khép nép, khúm núm...  Ấy thế mà vào cái trường dân lập ấy, người ta đối xử với cô cứng nhắc như với công nhân, với lao động. Thế là cô bỏ”.

Quay trở lại kỳ thi năm nay, một nhà quản lý của một Đại học lớn cũng đã phải thốt lên rằng: “Coi thi giờ được xem là một nghề nguy hiểm!”... Khi mà những nhà giáo đi coi thi, chấm thi là đang thực hiện nhiệm vụ rất đỗi bình thường trong công việc của mình, nhưng đã không còn bình thường được nữa, sau sự cố “vô tiền khoáng hậu” năm ngoái! Đành rằng, không thể phủ nhận, kỳ thi đang dần nhẹ nhàng hơn, ít áp lực hơn với thí sinh!


Xã hội cũng đánh giá cao hơn về những cố gắng của toàn ngành Giáo dục! Thế nhưng, Sơn La vẫn là “điểm nóng” của kỳ thi dù là năm 2018 hay năm nay! Chỉ có điều, may mắn là năm nay ngoài sự cố của một thí sinh ghi nhầm số báo danh mà giám thị không cho em bù giờ khi yêu cầu thí sinh chép sang tờ mới, thì cái “nóng” của hình ảnh máy quét có phần tích cực hơn. Bởi sẽ không có người nào rơi vào vòng lao lý bởi gian lận thi cử! 

Tony Salt, một giáo viên của Trường TH School cho hay, gian lận thi cử là điều ông chưa từng chứng kiến trong sự nghiệp dạy học 35 năm tại 7 quốc gia trên thế giới. Còn Nguyễn Việt Trung, một nam sinh xuất sắc vừa được 10 trường đại học lớn của Mỹ cấp học bổng, cho biết, thầy cô rất chú trọng dạy đạo đức học thuật cho học sinh, điều mà giáo viên Việt Nam còn mải dạy chữ. Khi thay đổi công việc, có những thầy cô đã lấy thư giới thiệu từ học sinh. “Thầy cô giữ sự trung thực cho học sinh cũng chính là giữ cho chính mình”…

Hơn ai hết, thầy cô cần “giữ sự trung thực cho học sinh, cũng chính là giữ cho  chính mình”. Ảnh minh họa

Không thể im lặng trước cái xấu

Năm nay, theo quy chế, khu vực chấm thi được công an bảo vệ 3 vòng nghiêm ngặt, trong đó vòng 1 có 4 công an bảo vệ khu vực chấm thi tự luận và khu vực chấm thi trắc nghiệm, phòng bảo quản bài thi. Vòng 2 có 2 nhân viên an ninh trực 24/24h, vòng 3 có cảnh sát bảo vệ trong giờ làm việc. Các phòng bảo quản bài thi, chấm thi đều theo đúng quy định. Các cán bộ lên khu vực chấm thi phải được cán bộ an ninh quét các thiết bị điện tử. Có thể nói, mỗi kỳ thi, dù quy mô lớn hay nhỏ đều tiềm ẩn những nguy cơ khiến cho việc gian lận có thể xảy ra.

Chúng ta đã biết có nhiều kiểu gian lận nhưng vẫn bất lực để nó tồn tại. Cho đến khi, những kiểu gian lận đã thể hiện ở mức độ “táng tận” khôn cùng. Sự im lặng, cho qua những thói hư, tật xấu hay dấu hiệu của vi phạm kỷ cương - như là sự vô can của chúng ta đã góp phần cho sự “gian lận” này trở nên khủng khiếp hơn.

Theo PGS Toán Chu Cẩm Thơ, chính xuất phát từ nhu cầu mong con cái đỗ đạt với thành tích cao nên không ít phụ huynh đã chọn cách “mua điểm”, “xin điểm”, “chạy điểm”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là hiện tượng phổ biến ở xã hội chúng ta hiện nay. Cho dù nó chỉ xảy ra ở một bộ phận phụ huynh nhưng hậu quả không hề nhỏ.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chỉ nhìn vào điểm số, kết quả thi cử mà định hướng sai lầm cách học, mục tiêu học tập của con mình. Vì vậy, học sinh không được học theo đúng những gì mà giá trị giáo dục mang lại. Các em bị cưỡng ép học theo yêu cầu của cha mẹ, hoặc cha mẹ quá kỳ vọng vào kết quả điểm số mà quên mất các em còn cần học những thứ khác. Chính điều đó tạo ra sự phát triển lệch của cả một thế hệ.

Mặt khác, nếu chúng ta thực hiện đánh giá trên diện rộng để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh chương trình, phương pháp dạy học, chắc chắn sẽ hạn chế những bất cập hiện nay. Các cuộc thi thường mang tiêu chí nhất định, có sự phân loại nên tiến hành bởi những đối tượng có nhu cầu, trách nhiệm phù hợp.

Ví dụ, các trường đại học tự chủ tuyển sinh, các kỳ thi chọn học sinh tài năng nên do các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức khảo thí độc lập tham gia tổ chức…Và tính phản biện xã hội, hậu kiểm cần được tăng cường hơn nữa. Đó là trách nhiệm của những người, cơ quan tổ chức sử dụng kết quả đánh giá, tham gia đánh giá, của phụ huynh và của chính học sinh.

Cùng với đó, nhà giáo Lê Vinh cũng thẳng thắn cho rằng, bằng cấp và kiến thức lẽ ra là một nhưng ở Việt Nam lại không phải vậy. Việc học giả, bằng thật cũng không phải là hiếm. Từ bằng tiến sĩ tới bằng cử nhân, không ít trường hợp những người có bằng chỉ để trang trí. Thực tế, nhiều quan chức địa phương chỉ cần có bằng bổ túc trung học, có bằng cử nhân tại chức, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhờ người học thuê và làm thuê luận án, luận văn là có bằng thật.

Bởi vậy các trung tâm giáo dục thường xuyên, những “Harvad” địa phương, liên kết với các trường đại học thành những chiếc máy in phát bằng cử nhân, bằng thạc sĩ kể cả do nước ngoài cấp… Và việc bằng mọi giá mua cho con một tấm bằng chính quy đã đẩy hàng loạt nhà giáo vào vòng lao lý, hy vọng là bài học đắt giá để thầy cô “giữ mình”… Bởi thế, chiếc máy soi, quét chỉ là công cụ trong một “cuộc chơi” trả lại sự trong sáng cho thầy cô. Khi quy định đã được đặt ra, thì hơn ai hết, thầy cô nghiêm ngặt thực hiện chính là tinh thần thượng tôn pháp luật và thể hiện sự văn minh mà thôi… 


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com