Điều thú vị về nhưng vị khách đặc biệt ở Đại lễ Vesak

15/05/2019 14:45

Kinhte&Xahoi Trong số hàng vạn người dân, tăng ni phật tử và 1.650 đại biểu đến từ 112 quốc gia tham dự Đại lễ Vesak 2019, chúng tôi đã tìm được những vị khách đặc biệt, họ làm những việc đặc biệt, có cuộc sống đặc biệt và mang những tâm tư đời thường đến Đại lễ.

Nhà sư Andrew Williams (Australia)

Nhà sư Andrew Williams (Australia): Hai năm vượt thử thách sắc giới

Điều khá đặc biệt, không chỉ chúng tôi mà cả Trung tâm ẩm thực đều ngỡ ngàng bởi dáng vẻ to cao, đẹp trai của vị hoà thượng này.

Vị hoà thượng có tên Andrew Williams, pháp danh Thích Bát Nhã đến từ Australia. Chúng tôi hỏi lý do vì sao ngài lại chọn con đường xuất gia tu hành, theo Phật giáo, trong khi ở Australia đến nay rất hiếm?

Andrew Williams Thích Bát Nhã trải lòng: Thuở nhỏ, tôi sinh ra tại xứ Wales, Vương quốc Anh, hầu hết người dân ở đây đều theo đạo Thiên Chúa giáo và một số ít là không theo tôn giáo nào.

Gia đình Andrew Williams ở xứ Wales vào mùa lạnh nhiệt độ xuống tới âm 40 độ C. Andrew Williams kể, con phố gia đình tôi ở một bên là nhà thờ Thiên Chúa giáo, một bên là quán rượu. Điều này có nghĩa là tôi không còn con đường nào khác, phải chọn một là theo đạo Thiên Chúa giáo, hai là trở thành kẻ nghiện rượu. Việc này đã dằn vặt trong suy nghĩ của Andrew Williams từ nhiều năm.

Sau này, anh chuyển sang Mỹ sinh sống, và được người thân đưa vào phim trường Hollywood. Andrew Williams học và trở thành diễn viên, tham gia đóng nhiều bộ phim, nhưng sau tất cả những thành công đó, Andrew Williams không biết để làm gì.

Sau đó Andrew Williams chuyển sang Australia sinh sống và ở đây anh đã gặp một người thầy (nhà sư đến từ Tây Tạng). Chuyển từ xứ Wales, Anh Quốc lạnh âm đến 40 độ C đến Sydney, Australia với nhiệt độ trung bình mùa hè từ 18 đến 25 độ C, khiến anh gặp phải một số khó khăn. Để giải quyết việc này, Andrew Williams đã học nhà sư Tây Tạng ngồi thiền, học các môn phái võ thuật của Nhật Bản như: Jodo, Akido, Karate…

Mỗi lần thiền, nhà sư Tây Tạng sắp xếp cho 2 cô gái xinh đẹp cùng ngồi thiền hai bên. Sau 2 năm ròng rã không xảy ra tình trạng “mất kiểm soát bản thân", nhà sư Tây Tạng thu nạp anh làm đệ tử. Andrew Williams cho biết, ở Australia và hầu như các nước phương Tây, rất ít chùa chiền. Chính vì thế, Andrew Williams muốn đến Việt Nam để tiếp tục con đường tu hành.

Andrew Williams chia sẻ: “Bất kể đức hạnh nào chúng ta cũng cần làm tốt, từ thể chất, lời nói và tinh thần. Chúng ta có thể không nhớ, nhưng nên biết ơn cho mỗi thời khắc của cuộc sống một cách vô điều kiện. Và với tư cách là một người làm việc thiện, chúng ta đã làm tốt ở hiện tại và mong muốn tiếp tục trong tương lai”.

Sunynanda, nhà sư Tây theo Phật từ người Việt

Sunynanda sinh ra trong gia đình truyền thống Thiên Chúa giáo. Năm 12 tuổi, Sunynanda biết đạo Phật. Tuy nhiên ở Mỹ, ở độ tuổi này anh phải chịu sự kiểm soát của gia đình.

Trò chuyện với chúng tôi, Sunynanda chia sẻ, ở Mỹ việc chọn lựa công việc hay tôn giáo phải đủ 18 tuổi mới được gia đình và chính quyền chấp thuận. Thế nên,  khi đủ 18 tuổi, anh đã nương nhờ vào một ngôi chùa của người Việt ở Mỹ để tu tập.

Nhà sư Sunynanda

Theo Sunynanda, khi đủ 18 tuổi, việc anh theo đạo Phật không gặp phải sự can thiệp của gia đình, dù gia đình có truyền thống theo đạo Thiên Chúa giáo.

Chia sẻ với chúng tôi, Sunynanda cười vui vẻ nói, đi tu là một cơ duyên, chứ không có lý do cụ thể nào. Và hiện tại, tôi không có phật tử. Đi tu vẫn phải làm việc, phải kiếm sống như bao người dân khác chứ không sướng như Việt Nam. Và việc tu tập, chúng tôi tu tại tâm và làm việc bình thường như những người khác, không các cơ sở chùa chiền như ở Việt Nam.

Sunynanda tiết lộ, để việc tu hành thuận tiện, vị sư này phải lựa chọn công việc phù hợp, như tham gia và các tổ chức từ thiện chăm sóc người già, trẻ em mồ côi, những người tật nguyền…Cũng theo Sunynanda, ở Mỹ người ta không đầu tư xây dựng chùa chiền nhiều , nên việc tu tập gặp không ít khó khăn.

Giống như Andrew Williams, Sunynanda, cũng muốn đến Việt Nam để tu hành.

Nhà sư gần 100 tuổi mang tâm tư đời thường đến Ðại lễ

Quan sát của chúng tôi cho thấy, từ sớm 12/5, hàng vạn phật tử, du khách và nhân dân đã sớm có mặt để dự khai mạc Đại lễ Vesak. Trong dòng người với hàng vạn ô tô, hàng trăm đoàn khách cùng âm thanh còi ỉnh ỏi, đèn chớp lấp loáng ấy, một vị sư già lặng lẽ chống gậy, chậm rãi trên con đường bụi bặm từng bước tiến vào cổng chùa.

Trò chuyện mới biết, vị sư năm nay đã gần trăm tuổi (98 tuổi), pháp danh Thích Minh Thông ở Hà Nội. Khi được hỏi lý do vì sao cụ cao tuổi nhưng lại đi một mình với quãng đường dài từ Chùa Hương vào chùa Tam Chúc, thầy Thích Minh Thông cho biết, ông không muốn làm phiền tới ai, muốn được chủ động trong mọi việc. Dù gần trăm tuổi nhưng khi trò chuyện với chúng tôi, vị sư minh mẫn, kiến thức uyên thâm, pha trộn một chút hài hước.

Vẻ bề ngoài, khá nhanh nhẹn, hoạt bát, ông tự mình chống gậy bách bộ cả chục cây số từng bước tiến về chùa Tam Chúc.

Được hỏi vì sao tuổi đã cao mà sư chỉ đi một mình, không có bất kỳ đệ tử hay phật tử nào tháp tùng. Vị sư cho rằng, đi tu phải từ bỏ “Tham, Sân, Si” sao còn đòi hỏi người này đưa, xe kia đón.

“Mỗi mùa Phật đản về, tôi chỉ mong đất nước được bình yên, không còn nhiều vụ việc tham nhũng xảy ra. Các bạn trẻ biết suy nghĩ hơn, sống có ích hơn, không còn các vụ án mạng, đâm chém giết chóc. Khi còn trẻ, tôi từng là chiến sĩ tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc đấy, tinh thần yêu nước của thế hệ chúng tôi mãnh liệt lắm. Lúc nào, tôi cũng đau đáu được góp sức để bảo vệ đất nước. Bây giờ già rồi, tôi chỉ mong muốn đất nước được yên bình, người dân được an lạc”, nhà sư Thích Minh Thông cho hay.

Trò chuyện với chúng tôi, Sunynanda vui vẻ chia sẻ, ở Mỹ phải đủ 18 tuổi mới được phép chọn lựa công việc hay tôn giáo. Sunynanda cho biết, đủ 18 tuổi, anh đã nương nhờ vào một ngôi chùa của người Việt ở Mỹ để tu tập. 
 
*Tiêu đề do Pháp luật Plus đặt lại.

Theo Tiền Phong/ Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…