4 cửa hàng bị kiểm tra đột xuất đều vi phạm

Theo ông Kiều Đình Cảnh, sáng ngày 01/2/2020 Đội QLTT số 12 đã phối hợp với Đội chống hàng giả- Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an TP Hà Nội, kiểm tra các cửa hàng tại chợ thuốc Hapulico có địa chỉ số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Theo báo cáo kết quả kiểm tra của Đội quản lí thị trường số 12, có 2 nội dung kiểm tra đó là kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hàng hóa và hóa đơn chứng từ liên quan đến mặt Hàng khẩu trang, đồng thời kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

Qua quá trình kiểm tra, phát hiện 4 cửa hàng vi phạm và bị xử phạt đều là các quầy trong chợ thuốc Hapulico, thu giữ 90 chiếc khẩu trang có tổng giá trị hàng hóa là 4.500.00 VNĐ. Tổng số tiền xử phạt hành chính là 6.050.000 VNĐ.

Ông Kiều Đình Cảnh, Đội trưởng Đội quản lí thị trường số 12

Danh sách 4 cửa hàng bị phạt, Công ty cổ phần phát triển thương mại dược phẩm Hồng Phúc, quầy số 229: Với lỗi vi phạm do không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định. Công ty TNHH thiết bị y tế Linh San, quầy số 329: không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định.. Lê Mạnh Cường, quầy số 446: kinh doang hàng lậu, không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định. Công ty TNHH thương mại và dược phẩm Thúy An, quầy số 123: không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định.

Theo ông Kiều Đình Cảnh, Đội trưởng Đội quản lí thị trường số 12 cho biết ngày 01/02 kiểm tra 4 quầy, và cả 4 quầy đều có dấu hiệu vi phạm quy định. Có một quầy là kinh doanh hàng nhập lậu do nước ngoài sản xuất, không chứng minh được hóa đơn, chứng từ và không niêm yết giá bán, còn lại các cửa hàng đều vi phạm việc không niêm yết giá bán. Đáng nói, đa số các cửa hàng được kiểm tra đều còn hàng để bán.

Được biết, đối với những hàng hóa nhập lậu là khẩu trang, cơ quan Quản lí thị trường sẽ tiến hành tạm giữ, trong vòng thời gian quy định mà cửa hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ thì sẽ tiến hành tịch thu, xử phạt cửa hàng.

Ngoài ra, ông Cảnh cho biết thêm, việc xử phạt vi phạm không niêm yết giá bán, đối với cá nhân là 750.000 VNĐ, đối với tổ chức là 1.500.000 VNĐ. Do khẩu trang không phải mặt hàng do nhà nước quy định về giá bán, thế nên bán ra như thế nào là do doanh nghiệp tự quy định giá.

Biên bản báo cáo kết quả kiểm tra của đội Quản lí thị trường số 12 tại Chợ thuốc Hapulico

Vì vậy việc lợi dụng tình hình virus corona như hiện nay để hét giá trục lợi là điều khó kiểm soát.Ông Cảnh, đội trưởng đội Quản lí thị trường số 12 cho biết, chúng tôi luôn giám sát, kiểm tra các quầy hàng có kinh doanh khẩu trang, nước rửa tay,... qua đó yêu cầu cửa hàng phải bán đúng giá niêm yết mà họ đưa ra. Ngoài ra, cũng yêu cầu ban Quản lí kí cam kết đối tất cả quầy hàng kinh doanh trang thiết bi y tế, nếu có hàng phải bán, tuyệt đối không được găm hàng, giữ hàng. 

"Giữa tình hình lây nhiễm virus corona như hiện nay, cũng do người dân mua khẩu trang tích trữ quá nhiều, dẫn đến nguồn hàng khan hiếm, nhiều cửa hàng lợi dụng việc này để tăng giá sản phẩm. Nếu mỗi gia đình chỉ mua 1 đến 2 hộp, hết lại mua tiếp, điều này sẽ đảm bảo việc cung và cầu hơn. Đối với người dân, phải nói là hãy là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn sản phẩm có đầy đủ tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, đây cũng là cách giúp chúng tôi kiểm soát chất lượng hàng hóa trong thời gian khó khăn này", ông Cảnh chia sẻ. Được biết, số lượng khẩu trag bán ra trong chiều 01/02 là 1700 hộp.

Theo ghi nhận của PV, đến thời điểm này hầu như người dân không còn quan tâm nhiều đến giá cả nữa, việc mua bán diễn ra rất nhanh khiến nhiều quầy rơi vào tình trạng không có hàng để bán. Từng đoàn người chen lấn, xô đẩy khiến cho khung cảnh tại Chợ thuốc Hapulico trở nên hỗn loạn.

Cuối ngày, PV Pháp Luật Plus tiếp tục ghi nhận được cảnh chào bán khẩu trang giá cao ngay trước cửa chợ thuốc Hapulico. Tiếp cận 1 tiểu thương, để thăm dò giá cả thì chúng tôi được người này “thét giá khủng” với mức 200.000 đồng/hộp khẩu trang và 100.000 đồng/lọ nước rửa tay. Ngay sau khi phát hiện có máy quay, mấy người này đã “ù té” cùng số khẩu trang và nước rửa tay để tránh máy quay của phóng viên.

Chính vì điều này, dư luận hiện đặt câu hỏi: Việc những cá nhân bán giá "cắt cổ" như vậy thì sẽ bị xử lý như thế nào? Ngoài ra, họ còn bán những thùng khẩu trang ngay bên ngoài sảnh chợ thuốc Hapulico thì ai quản lý, giám sát? Các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp nào để ngăn chặn việc này?

Không cho phép quay phim, chụp ảnh?

Theo đó, chiều ngày 01/02, tại Chợ thuốc Hapulico, người dân được mua khẩu trang với giá 50.000VNĐ/hộp to và 35.000VNĐ/hộp nhỏ sau khi xếp hàng và lấy tích kê. Điều đáng nói ở đây, việc bán khẩu trang cho người dân với giá rẻ là "chuyện tốt", thế nhưng bảo vệ toà nhà lại không cho phép người dân, PV,.. quay phim, livestream hay chụp ảnh, thậm chí có thái độ, hành động "không đẹp" mỗi khi nhìn thấy ai đó giơ điện thoại lên?

Ban quản lí toàn nhà treo biển cấm quay phim, chụp ảnh

Việc không cho phép quay phim chụp ảnh "gay gắt" đến mức, trong khi đang tác nghiệp đưa tin, 1 PV đã bị lôi thẳng ra ngoài, còn khi phát hiện người dân đang chụp ảnh, nhân viên bảo vệ hét to: "Lôi ra ngoài xóa luôn, ra cho đọc cái kia đi (biển cấm quay phim, chụp ảnh trên cửa) làm như trò hề". 

PV liên tục bị bảo vệ nhắc nhở, thậm chí bắt xóa hình ảnh, video

Những nơi cấm quay phim, chụp ảnh đều được Nhà nước quy định rõ ràng, vậy lí do gì mà Ban quản lí tòa nhà cấm người dân quay phim chụp ảnh, thậm chí cản trở việc tác nghiệp, đưa tin của PV?

Yêu cầu các cơ quan chức năng có liên quan, làm rõ những thông tin Pháp luật Plus phản ánh về khu vực cấm quay phim, chụp ảnh tại toà nhà chợ thuốc Hapulico, để tránh dư luận không tốt về vấn đề trên.


Căn cứ khoản 2, khoản 3 Thông tư liên bộ 552/CA-VH quy định: Địa điểm cấm chụp ảnh, quay phim, vẽ:

1. Những khu vực có căn cứ quân sự, có các cơ sở thuộc quốc phòng, các cuộc diễn tập hoặc các hoạt động quân sự.

2. Toàn cảnh khu vực các ga xe lửa, sân bay, hải cảng, các công trình thủy lợi lớn, các cầu dùng cho xe lửa và xe cơ giới, các đường ngầm.

3. Các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các nhà máy điện, nhà máy nước, trạm phát điện, trạm biến thế điện lớn, trạm điện tín, đài vô tuyến điện, đài phát thanh.

4. Trong khu vực dọc biên giới, bờ biển (kể cả hải đảo và hải phận) và giới tuyến tạm thời do Nhà nước quy định, trừ những nơi nghỉ mát và những nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nằm trong khu vực này đã được Ủy ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố sở tại quy định cho phép chụp ảnh, quay phim, vẽ với những điều kiện do Ủy ban ấn định.

5. Từ trên máy bay chụp xuống lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 


Phapluat Plus sẽ tiếp tục thông tin!


       

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/doi-truong-doi-qltt-so-12-khau-trang-len-gia-la-do-nguoi-dan-d116320.html