Gặp những người thầm lặng ở tuyến đầu mùa dịch

24/03/2020 11:45

Kinhte&Xahoi Cuộc trò chuyện liên tục bị ngắt quãng bởi những tin nhắn thông báo sắp có chuyến bay từ vùng dịch cập cảng. Trong không khí hối hả, rốt ráo, những cán bộ, nhân viên Sun Group tại Sân bay quốc tế Vân Đồn gương mặt thấm mệt, nhưng tâm thế thì luôn sẵn sàng đón đồng bào về nước.

Từ chuyến bay "chưa từng gặp"

 "10 năm trong ngành hàng không, tôi chưa bao giờ gặp trường hợp hay tình huống đặc biệt như trong dịch Covid-19 này. Đối với tôi, lần công tác đặc biệt nhất chính là lần đón chuyến bay đầu tiên, giải cứu đồng bào từ vùng dịch Vũ Hán trở về. Đó là lần đầu tiên tôi và các đồng nghiệp thực hiện những quy trình đặc biệt, chưa bao giờ có trước đây" – anh Trương Văn Hiếu, Phó Phòng An toàn Hàng không Sân bay Quốc tế Vân Đồn – một trong những nhân viên Sun Group liên tục đón các chuyến bay từ vùng dịch- mỉm cười nhắc lại về kỉ niệm nhớ đời của không chỉ riêng anh, mà của cả sân bay mới “hơn 1 tuổi” này.

Hơn một tháng trước, hôm đó, trong màn đêm và những cơn gió thốc giữa sân bay quốc tế Vân Đồn là cảnh tượng như …"chỉ có trong phim". Một "biệt đội" trang bị đồ bảo hộ trắng toát đợi chờ chuyến bay giải cứu người Việt về từ Vũ Hán cập cảng. "Vũ Hán" thời điểm ấy là một cái tên dễ làm người ta hoảng sợ, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng lên. Và nỗi sợ của những người "đón dịch" cũng là có thật, trước khi nhiệm vụ được hoàn thành trọn vẹn.

Nhưng đến giờ, nỗi sợ đã được thay thế bằng niềm xúc động, khi thấy đồng bào hạnh phúc đặt chân lên đất mẹ. Liên tiếp những chuyến bay từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức... trở về Vân Đồn trong thời gian ngắn là một thách thức cho các cán bộ nhân viên Sun Group tại sân bay quốc tế Vân Đồn. Thách thức, không chỉ bởi nguy cơ mà những người tuyến đầu gặp phải. Thách thức, không chỉ bởi sự gấp gáp của những chuyến bay, đôi khi chỉ được biết trước 1 giờ đồng hồ, đôi khi "thoắt ẩn thoắt hiện", vừa mới lên xe trở về nhà, được tin báo có chuyến bay sắp hạ cánh, lại lập tức trở lại sân bay, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới, đến khi sẵn sàng tại vị trí làm việc, lại nhận tin chuyến bay hủy.

"10 năm trong ngành hàng không, tôi chưa bao giờ gặp trường hợp hay tình huống đặc biệt như trong dịch Covid-19 này. Đối với tôi, lần công tác đặc biệt nhất chính là lần đón chuyến bay đầu tiên, giải cứu đồng bào từ vùng dịch Vũ Hán trở về. Đó là lần đầu tiên tôi và các đồng nghiệp thực hiện những quy trình đặc biệt, chưa bao giờ có trước đây" – anh Trương Văn Hiếu, Phó Phòng An toàn Hàng không Sân bay Quốc tế Vân Đồn – một trong những nhân viên Sun Group liên tục đón các chuyến bay từ vùng dịch- mỉm cười nhắc lại về kỉ niệm nhớ đời của không chỉ riêng anh, mà của cả sân bay mới “hơn 1 tuổi” này.

Hơn một tháng trước, hôm đó, trong màn đêm và những cơn gió thốc giữa sân bay quốc tế Vân Đồn là cảnh tượng như …"chỉ có trong phim". Một "biệt đội" trang bị đồ bảo hộ trắng toát đợi chờ chuyến bay giải cứu người Việt về từ Vũ Hán cập cảng. "Vũ Hán" thời điểm ấy là một cái tên dễ làm người ta hoảng sợ, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng lên. Và nỗi sợ của những người "đón dịch" cũng là có thật, trước khi nhiệm vụ được hoàn thành trọn vẹn.

Nhưng đến giờ, nỗi sợ đã được thay thế bằng niềm xúc động, khi thấy đồng bào hạnh phúc đặt chân lên đất mẹ. Liên tiếp những chuyến bay từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức... trở về Vân Đồn trong thời gian ngắn là một thách thức cho các cán bộ nhân viên Sun Group tại sân bay quốc tế Vân Đồn. Thách thức, không chỉ bởi nguy cơ mà những người tuyến đầu gặp phải. Thách thức, không chỉ bởi sự gấp gáp của những chuyến bay, đôi khi chỉ được biết trước 1 giờ đồng hồ, đôi khi "thoắt ẩn thoắt hiện", vừa mới lên xe trở về nhà, được tin báo có chuyến bay sắp hạ cánh, lại lập tức trở lại sân bay, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới, đến khi sẵn sàng tại vị trí làm việc, lại nhận tin chuyến bay hủy.

Thách thức của những người thầm lặng đón đồng bào, như anh Nguyễn Hải Linh, Tổ trưởng Tổ bốc xếp hành lý, hàng hoá chia sẻ, là làm sao "vừa đảm bảo nhanh chóng thoải mái cho hành khách nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho cả khách và nhân viên phục vụ, khi phải xử lý nhanh những tình huống chưa gặp bao giờ, trong khi hàng chục chuyến bay, không chuyến nào giống chuyến nào".

Đến "biệt đội" sẵn sàng 24/7

24 chuyến bay từ các vùng dịch đã cập Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn từ ngày 1/2 đến 23/3, mang theo 3526 hành khách từ 7 quốc gia tới các khu cách ly. Một quy trình đón khách thông thường đã được nâng cấp thành "phiên bản" ngoài trời một cách tối ưu, và nhanh chóng được rút ngắn từ 2 giờ sau chuyến bay Vũ Hán xuống chỉ còn khoảng 1 giờ ở thời điểm hiện tại.

"Máy bay đậu ở bãi đỗ xa và sau đó xe bus chở lần lượt hành khách vào làm thủ tục: kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, lấy hành lý để lên các xe quân sự, sau đó chở thẳng đến các khu vực cách ly. Tất cả những công việc này được xử lý nhịp nhàng cùng với các đơn vị. Đến nay chúng tôi có thể tin tưởng và đảm bảo việc lây nhiễm khó có thể xảy ra đối với nhân viên. Việc lây chéo giữa các hành khách với nhau khi xuống sân bay cũng ở mức thấp nhất" – ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Sân bay quốc tế Vân Đồn, đại diện Sun Group chia sẻ về công việc đặc biệt của "biệt đội" màu trắng trên "sân bay mới tốt nhất châu Á" này.

Quy trình đón khách nghe có vẻ... đơn giản, nhưng nếu biết rằng, phương án triển khai phải được thống nhất và tính toán tỉ mỉ đến cả chi tiết nhỏ nhất như việc... đi vệ sinh của khách, không để khách dừng dọc đường mà phải làm toilet di động cho khách sử dụng mới thấy thật lắm "công phu". Chính nhờ sự nghiêm ngặt, chặt chẽ và linh hoạt này mà ca bệnh thứ 18 trở về từ Hàn Quốc đã được xử lý cách ly thành công, không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm nào tới cộng đồng.

"Khi đã hình thành được một quy trình chuyên nghiệp, an toàn và khép kín, chúng tôi tự tin ứng phó với các tình huống bất ngờ, bao gồm cả việc tiếp đón các hành khách từ vùng dịch Covid-19 trở về" – anh Trương Văn Hiếu nhiệt thành chia sẻ. Sự tự tin ấy, nhiều phần cũng từ niềm vui đón những người con xa quê về nước, như anh Nguyễn Hải Linh tâm sự, "chúng tôi làm việc không chỉ với tâm thế là người phục vụ những chuyến bay cho những hành khách bình thường mà cho đồng bào của mình, để được thấy tất cả đã an toàn trở về đất mẹ Việt Nam".

Xen lẫn giữa những tin nhắn báo liên tục cập nhật tình hình các chuyến bay và trao đổi, phân công công việc không ngớt, chàng nhân viên phục vụ hành khách trẻ tuổi Ngô Thanh Tùng nở nụ cười tươi: "Mẹ em vẫn khuyên nên tránh đi nếu có thể. Nhưng em trả lời mẹ: “Phải đối đầu thôi". Nói vui không hẳn là đúng nhưng các nhân viên sân bay Vân Đồn thực sự đã chiến thắng nỗi sợ, và làm việc vui vẻ. Là nhân viên Sun Group ai cũng hiểu triết lý yêu nước của Tập đoàn. Yêu nước không bằng lời nói, mà bằng những hành động vì trách nhiệm với đất nước, với đồng bào mình. Chúng em biết mình đang phục vụ những chuyến bay đặc biệt chở đồng bào mình về từ vùng dịch. Dịch còn có thể kéo dài và với kinh nghiệm có được, em vẫn vững tin, làm tốt nhất có thể".

Trước những chuyến bay Vũ Hán, Incheon, Osaka..., có lẽ không nhiều người nghĩ một sân bay tư nhân mới đi vào hoạt động lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch đảm bảo an toàn tuyệt đối đến thế. Nhưng "bí kíp" mà Sun Group áp dụng ở đây là "con người, phương tiện và quy trình" - 3 mũi nhọn tạo nên sức mạnh của sân bay quốc tế Vân Đồn chung tay cùng cả nước vượt qua bão dịch. Còn "bí kíp" của những người Sun Group như chàng nhân viên điều hành sân bay Lê Anh Sơn đơn giản là "làm hết trách nhiệm của mình, không chỉ là trách nhiệm với công việc mà còn là trách nhiệm với đất nước".

 Sân bay quốc tế Vân Đồn (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) có tổng vốn đầu tư 7.463 tỷ đồng. Đây là sân bay quốc tế đầu tiên do Sun Group - một tập đoàn tư nhân đầu tư tại Việt Nam và hoàn thành chỉ sau 2 năm thi công xây dựng. Năm 2019, sân bay Vân Đồn đã được nhận danh hiệu: Sân bay mới hàng đầu châu Á và Sân bay mới hàng đầu thế giới do Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng.
 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/gap-nhung-nguoi-tham-lang-o-tuyen-dau-mua-dich-378646.html