Giá vàng hôm nay 5/3: Covid-19 khiến kinh tế thế giới chao đảo, giá vàng được đà vọt tăng
Kinhte&Xahoi
Vàng tăng giá chủ yếu do mặt hàng kim loại quý vẫn được xem là kênh trú bão trong bối cảnh các nước có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ.
Hiện giá vàng tại thị trường trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 46,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,00 triệu đồng/lượng (bán ra).
Ảnh minh họa. (Nguồn: Petrotimes)
Mức giá này tăng 300.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 410.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 46,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,00 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này tăng 450.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 550.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 46,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,02 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này tăng 450.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 600.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Tại thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục tăng mạnh và đang được giao dịch tại ngưỡng 1.641,3 USD/ounce (Theo Kitco News).
Mức giá này tương đương khoảng 45,7 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Giá vàng đang tiếp tục phục hồi trở lại và chứng minh là tài sản dự trữ an toàn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu “lao đao” vì dịch bệnh. Nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan đã khiến kinh tế ở nhiều khu vực đình trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngắt quãng và hệ thống tài chính thế giới bị đe dọa.
Vàng tăng giá chủ yếu do mặt hàng kim loại quý vẫn được xem là kênh trú bão trong bối cảnh ngân hàng trung ương các nước đồng loạt có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giới đầu tư đánh cược vào khả năng dịch bệnh Covid-19 sẽ khiến nước Mỹ sẽ phải cắt giảm lãi suất.
Hầu hết các ông lớn như Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh, Nhật… đều đã đưa ra những gợi ý về sự thay đổi chính sách tiền tệ trong các cuộc họp sắp tới.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng cũng sẽ giảm lãi suất trong tuần tới. Chính phủ Đức cũng cho biết đã sẵn sàng khởi động gói kích thích tài khóa của nước này nếu tình hình tiếp tục xấu đi.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật cũng sẽ có “những biện pháp cần thiết” để bình ổn thị trường tài chính. Trước đó, Trung Quốc đã giảm lãi suất và bơm một lượng tiền lớn vào thị trường.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa hạ 50 điểm phần trăm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 xuống còn 2,4%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.