Hà Nam: Hơn 100 giáo viên hợp đồng bị "đẩy ra đường" vì bị chính quyền huyện Thanh Liêm “bỏ rơi”?

05/01/2020 16:46

Kinhte&Xahoi Dành cả tuổi thanh xuân để cống hiến cho giáo dục, thế mà hơn 100 cô giáo Mầm non ở huyện Thanh Liêm đã bị cho thôi việc trước Tết dương lịch...

Theo phản ánh của tập thể giáo viên Mầm non ở huyện Thanh Liêm (Hà Nam) với báo Pháp luật Việt Nam cho biết, ngày 5/11/2019, khi Bộ Nội vụ ra công văn do Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa kí về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ năm 2015 trở về trước, ưu tiên những người cống hiến lâu năm và có đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 31/12/2015, thì tập thể giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Thanh Liêm hết sức vui mừng, vì có cơ hội được vào biên chế.

Đại diện cho hơn 100 giáo viên Mầm non trên địa bàn huyện Thanh Liêm đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị nhưng chưa có được câu trả lời thoả đáng.

Tuy nhiên, chẳng hiểu tiêu chí xét tuyển đặc cách giáo viên biên chế ở huyện Thanh Liêm thực hiện thế nào, mà dịp trước Tết Dương Lịch (2019) hơn 100 giáo viên Mầm non trên địa bàn huyện bị chấm dứt hợp đồng, bị đẩy ra đường “không thương tiếc” dù có người đã công hiến 10, 15, 20 năm… cho sự việc trồng người của mình.

Nhiều ngày nay, bên cạnh việc gửi đơn “kêu cứu” lên các cơ quan báo đài, các giáo viên mầm non ở huyện Thanh Liêm cũng kiến nghị lên UBND tỉnh Hà Nam, huyện uỷ, UBND huyện Thanh Liêm để có được câu trả lời thoả đáng về việc trên.

Cô Đ.T. H - Giáo viên trường Mần non trên địa bàn huyện Thanh Liêm, Hà Nam cho biết: “Chúng tôi đã cống hiến từ những năm tháng tuổi thanh xuân, trong đó có nhiều cô có thâm niên công tác là trên 20 năm, cũng chỉ hợp đồng, dịp trước Tết vừa qua tôi bị chấm dứt hợp đồng, bị đẩy ra đường, cảm thấy thật tủi thân.

Hơn chục năm công tác, cống hiến, từ những ngày đồng lương chỉ có 300, 400 trăm nghìn, nhưng chỉ vì tình yêu dành cho nghề mà ở lại, ấy thế mà chẳng hiểu vì sao, dựa vào tiêu chí đánh gía như thế nào mà chúng tôi những giáo viên đang dạy bình thường thì bị cho chấm dứt hợp đồng, nghỉ việc, không biết thời gian tới đây cuộc sống của tôi sẽ trôi về đâu?”

Dành cả tuổi xuân để cống hiến cho giáo dục, thế nhưng đổi lại không được UBND huyên Thanh Liêm ghi nhận mà còn bị cho thôi việc, đẩy ra đường...

Chung nỗi niềm với cô H., nhiều giáo viên hợp đồng ở huyện Thanh Liêm cũng bày tỏ sự thất vọng. Theo nhiều cô cho biết, điều mà họ cảm thấy mất mát không phải là công việc và mức lương hơn bèo bọt gần 2 triệu đồng/ tháng như khi đang ở lúc dạy. 

Điều mà họ mất đi đó chính là danh dự, nỗi đau về tinh thần, sự tôn nghiêm của nhà giáo, nói đến đây chị H., dường như rơi nước mắt: "Đúng là nếu ngày xưa tôi chấp nhận bỏ nghề thì đã không khổ như bây giờ.

Nhưng chỉ vì tôi quá yêu nghề nên mới tiếp tục đi dạy, số lượng bèo bọt như thế, tôi có thể tìm nhiều công việc khác có thu nhập cao hơn.

Nhưng chỉ vì yêu nghề, lại muốn làm tấm gương cho các con noi theo nên tôi chỉ nghĩ đấy làm động lực để theo đuổi nghề này".

Rồi ánh mắt chị hướng về nơi xa xăm, thở tiếng dài rồi cô H., cho biết: “Giờ giáo viên như chúng tôi bị cắt hợp đồng, không thi đỗ viên chức thì ánh mắt của xã hội sẽ nhìn chúng tôi như thế nào?
 
Người tốt thì họ hiểu và thông cảm, còn người không thông cảm thì họ bàn tán sau lưng. Họ nói chắc cô giáo này không có trình độ nên mới bị cắt hợp đồng, mới thi trượt viên chức. Những điều này không biết các lãnh đạo có nghĩ cho chúng tôi hay không?"

Tất cả các cô giáo mầm non ở huyện Thanh Liêm đều đồng lòng kiến nghị: “Chúng tôi thông qua báo chí bày tỏ mong muốn sẽ có cơ chế xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm và có năng lực, bởi những đặc thù của giáo viên mầm non khác với các cấp tiểu học, trung học và cao hơn thế, vì nhiệm vụ của giáo viên mần non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục..”.

Ở một khía cạnh khác, nhiều giáo viên chỉ ra những bất cập trong công tác tuyển dụng giáo viên hợp đồng của huyện Thanh Liêm tồn tại hàng chục năm qua.

Trụ sở UBND huyện Thanh Liêm.

Theo cô Đ.T.T cho biết: “Những năm trước Phòng giáo dục đào tích tích cực tham mưu với huyện để huyện kí hợp đồng, nhưng chỉ nhận được câu trả lời muôn thủa là không có kinh phí.

Nên năm này, qua năm khác chỉ nghe được câu hứa của các bác ở huyện, rồi lại đẩy về cho nhà trường hợp đồng để huy động cha mẹ trẻ đóng góp để trả lương cho các cô”.

Theo nhiều giáo viên Mầm non ở huyệnThanh Liêm, do thiếu quan tâm của lãnh đạo huyện và sự buông lỏng quản lý hàng chục năm là một phần nguyên nhân đẩy họ đến cơ sự như ngày hôm nay?.

Liên quan đến sự việc trên, ngày 3/1/2020, PV báo Pháp luật Việt Nam có đến UBND huyện Thanh Liêm để làm việc.

Tại đây, ông Nguyễn Văn Khánh – Chánh Văn phòng UBND huyện Thanh Liêm có trao đổi nhanh và cho biết: "Đây là một vẫn đề hết sức nhậy cảm, nó ảnh hướng đến cả sự nghiệp của một con người, gần một tháng nay bên Thường vụ huyện uỷ cũng đã triển khai rất nhiều cuộc họp đánh giá về các vấn đề trên.

Để có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho báo chí, vị Chánh văn Phòng có hẹn với PV vào một buổi làm việc sau".

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề trên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/ha-nam-hon-100-giao-vien-hop-dong-bi-day-ra-duong-vi-bi-chinh-quyen-huyen-thanh-liem-bo-roi-d114561.html