Ho, hắt hơi thế nào là đúng cách để phòng lây nhiễm virus corona?

05/02/2020 09:50

Kinhte&Xahoi Để phòng lây nhiễm virus corona (nCoV), tốt nhất bạn nên ho, hắt hơi vào khăn giấy dùng một lần, sau đó gập lại, vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.

Hắt hơi lan truyền virus thế nào?

Bạn hắt hơi với tốc độ 35m/s, tức là 2.100 m/phút, 126 km mỗi giờ. Bạn sẽ bị thổi phạt, với tốc độ lái xe như vậy.

Mỗi lần hắt hơi, bạn tạo nên một "đám mây" những giọt bắn ra xung quanh. Những giọt lớn có thể bắn xa 2m, còn hầu hết những giọt khác nhỏ hơn có thể bắn xa tới 8m. Hầu hết những người gần bạn trong vòng 2m sẽ nhiễm những giọt bắn lớn, những người xa hơn trong vòng 8m nhận những giọt bắn nhỏ hơn.

Virus nCoV nằm trong các giọt bắn lớn. Một phần nCoV trong các giọt bắn sẽ lưu lại trên bề mặt xung quanh, như mặt bàn, ghế, tài liệu, đồ dùng, tay nắm cửa, cốc chén...

Người lành có thể lây nhiễm nCoV qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn lớn, hoặc chạm vào các bề mặt bị nhiễm nCoV và mang theo nCoV lên miệng, mũi của mình.

Ho, hắt hơi đúng cách đề phòng nguy cơ lây lan virus corona (nCoV).

Phòng lây nhiễm nCoV từ ho, hắt hơi thế nào?

Đang mùa dịch, nếu bạn thấy người khác ho, hắt hơi, hãy quay đi và từ từ lùi xa khỏi họ ít nhất là 2m, hoặc tốt nhất là bước ra phòng khác
 
Quan trọng hơn, hãy ho, hắt hơi đúng cách:

- Tốt nhất là ho, hắt hơi vào 1 khăn giấy dùng một lần, sau đó gập lại, vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.

- Dùng khẩu trang che kín mũi, miệng khi ho, hắt hơi.

- Nếu không có sẵn khăn giấy dùng một lần hoặc khẩu trang, thì bạn nên đặt tay lên vai đối diện; ho hoặc hắt hơi vào mặt trong tay áo, phần khuỷu tay.

- Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc chà tay với nước rửa tay chứa cồn sau khi ho, hắt hơi.

- Không lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi vì sẽ làm tay bạn nhiễm virus, gây lây nhiễm cho bất cứ chỗ nào tay bạn chạm vào.

- Đừng hắt hơi thoải mái không che chắn ra xung quanh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Theo VTC News/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/ho-hat-hoi-the-nao-la-dung-cach-de-phong-lay-nhiem-virus-corona-d116604.html