Nhật Bản có kế hoạch thử nghiệm thuốc điều trị HIV để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 (nCoV), trong bối cảnh số ca mắc virus ngày càng tăng gây ra mối đe dọa ngày càng lớn đối với nền kinh tế của đất nước cũng như sức khỏe cộng đồng.

Một người phụ nữ đeo khẩu trang chạy băng qua đường tại Shibuya ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 17/2/2020. (Ảnh: Reuters)

Yoshihide Suga, phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ, cho biết trong cuộc họp báo ngày 18/2 rằng chính phủ “hiện đang chỉ đạo điều chế các chế phẩm để các thử nghiệm lâm sàng với việc sử dụng thuốc điều trị HIV trên virus corona chủng mới có thể bắt đầu sớm nhất có thể”.

Ông Suga cho biết ông không thể bình luận về việc sẽ mất bao lâu để loại thuốc mới được phê duyệt.

Tổng số ca nhiễm được xác nhận tại Nhật Bản là 523 vào ngày 17/2, bao gồm 454 trường hợp từ tàu du lịch Diamond Princess được cách ly ngoài cảng Yokohama - theo Bộ Y tế Nhật Bản. 1 người đã chết vì virus cho đến nay.
 
Dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế Nhật Bản, làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế, sự lây lan của virus corona đã khiến Tokyo đặt giới hạn đối với đám đông công chúng trong khi một số công ty bắt đầu hối thúc nhân viên làm việc tại nhà.

Quyết định thử nghiệm với thuốc điều trị HIV của Tokyo được đưa ra khi những loại thuốc này được quảng cáo là thuốc chữa bệnh virus corona tiềm năng trên toàn thế giới. Cho đến nay, chưa có liệu pháp nào chứng minh được 100% hiệu quả chống lại loại virus khiến 1.900 người thiệt mạng tại Trung Quốc đại lục này.

Người dân ở Trung Quốc đã bắt đầu khám phá những cách không chính thức để có được phương pháp điều trị. Trong khi đó, tại Thái Lan, các bác sĩ cho biết họ dường như đã có một số thành công trong việc điều trị các trường hợp nhiễm virus corona nặng bằng cách kết hợp thuốc trị cúm và HIV.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/nhat-ban-len-ke-hoach-thu-nghiem-thuoc-hiv-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-d117642.html