Tạm dừng sử dụng phễu thổi khi đo nồng độ cồn

07/02/2020 14:59

Kinhte&Xahoi Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông báo tạm thời các tổ tuần tra không sử dụng phễu thổi để đo định tính...

Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông báo về việc xử lý vi phạm nồng độ cồn trong thời gian dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút corona mới (2019-nCoV) gây ra, theo đó tạm thời các tổ tuần tra không sử dụng phễu thổi để đo định tính.

Ngày 7/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông báo về việc xử lý vi phạm nồng độ cồn trong thời gian dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút corona mới (2019-nCoV) gây ra, theo đó tạm thời các tổ tuần tra không sử dụng phễu thổi để đo định tính.

Thông báo này của Cục Cảnh sát giao thông không ảnh hưởng đến việc đo nồng độ cồn vào thời điểm hiện tại. Các tổ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ vẫn sử dụng máy đo có ống thổi riêng cho từng trường hợp để đo định lượng, bảo đảm tiệt trùng cho thiết bị đo, ống thổi.

Cục Cảnh sát giao thông khẳng định, việc kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn phải tuân thủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và cán bộ thi hành nhiệm vụ.

Mỗi ống thổi sau khi sử dụng xong phải bỏ vào túi nilon kín để xử lý theo quy định của Bộ  Y tế.
 
Hiện tại các tổ tuần tra Cảnh sát giao thông vẫn sử dụng 2 loại ống thổi để kiểm tra nồng độ cồn.

Ống thổi dạng hình phễu dùng để kiểm tra nhanh lái xe có sử dụng bia rượu hay không.

Khi phát hiện ra có dấu hiệu sử dụng bia rượu, sử dụng ống thổi để đo định lượng cụ thể, căn cứ vào đó ra quyết định xử phạt theo tinh thần Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc triển khai thực hiện phải tuân thủ nghiêm các quy định trên cho đến khi có chỉ đạo mới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/tam-dung-su-dung-pheu-thoi-khi-do-nong-do-con-d116807.html