Theo Kế hoạch thực hiện các biện pháp hỗ trợ Nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều năm 2021 được huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ban hành mới đây. Năm 2021, diện tích vải thiều của huyện Lục Ngạn đạt khoảng 15,5 nghìn ha, tăng 160 ha so với năm 2020, trong đó 12,7 nghìn ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Sản lượng ước đạt khoảng 120 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 30 nghìn tấn.

Dự báo thời gian thu hoạch vải chín sớm bắt đầu từ khoảng 20/5/2021; vải thiều chính vụ bắt đầu cho thu hoạch từ  khoảng 10/6 đến cuối tháng 7/2021.

Bắc Giang ‘đại thắng’ vụ vải thiều 2020. Ảnh Afamily.

Để công tác xúc tiến, tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện diễn ra thuận lợi, UBND huyện Lục Ngạn đã xây dựng phương án tiêu thụ vải thiều, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. 

Cụ thể, phương án 1, nếu tình hình dịch bệnh trong nước vẫn còn nhưng được kiểm soát, các hoạt động giao thương trở lại bình thường, dự kiến có khoảng 51 nghìn tấn vải thiều tươi được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trong đó, tập trung vào các trung tâm thương mại, chợ đầu mối lớn, các tập đoàn bán lẻ tại hệ thống siêu thị như: Big C, SaiGon.Coop, Happro, Vinmart và đẩy mạnh giao dịch và đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử đặc sản Lục Ngạn.

Đối với thị trường xuất khẩu, dự kiến khoảng 53 nghìn tấn, chủ yếu là thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 80 - 85% và một số thị trường khác như: Australia, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á,… Tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, thương nhân Trung Quốc sang thu mua vải thiều trên cơ sở chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 .

Phương án 2, trong điều kiện, tình hình dịch bệnh trong nước tiếp tục diễn ra phức tạp, dự kiến sẽ có 95 nghìn tấn vải thiều tươi được tiêu thụ trong nước; trong đó khoảng 60 nghìn tấn được tiêu thụ tại các thị trường lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đã Nẵng. Chú trọng chế biến vải thiều tại chỗ bằng các hình thức: Đóng hộp, ép nước, sấy khô…

Bên cạnh đó, để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân, các thành phần kinh tế, thương nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện năm 2021, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn tập trung hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản lý chặt chẽ và duy trì sản xuất tại các mã số vùng trồng vải xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản. 

Tổ chức cho các hộ tham gia vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản ký cam kết thực hiện đúng hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thời gian cách ly.

Ảnh Báo Lao động.

Trao đổi với Pháp luật Plus, ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho hay: "Phía Trung Quốc vẫn siết chặt các hoạt động nhập cảnh, xuất khẩu hàng hoá tại cửa khẩu các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang và Quảng Ninh. Các hoạt động thư ng mại, giao lưu trao đ i hàng hoá trong nước trở lại bình thường, ít bị ảnh hưởng của tình hình dịch. Hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm vải thiều với thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia,... được t ch c trực tuyến; các hoạt động trong nước được t ch c thực hiện tại huyện Lục Ngạn, thành phố Bắc Giang và các tỉnh Lào Cai, Lạng S n, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các thành phố lớn trong nước".

"UBND huyện Lục Ngạn chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, địa phương trong huyện tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều tại địa phương, đơn vị; đề ra các phương án, giải pháp phù hợp nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài.

Các ngành chức năng có liên quan, UBND các xã, thị trấn hỗ trợ nhân dân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất, xử lý sau thu hoạch để bảo đảm duy trì tốt chất lượng, thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, đặc biệt là các khu vực đã được cấp mã vùng trồng vải xuất khẩu chính ngạch; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông, tư thương ép giá, trừ lùi cân, gian lận thương mại và rủi ro trong vụ thu hoạch vải", Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết thêm.

Một thông tin được người trồng vải rất quan tâm là công tác tổ chức đón thương nhân Trung Quốc ra sao, bởi đây là nhóm thương nhân tiêu thụ chính sản phẩm vải thiều.

Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho hay: "Theo kế hoạch, huyện sẽ tổ chức lập danh sách các thương nhân Trung Quốc đến thu mua, giám sát thu mua vải thiều xong trước ngày 10/4/2021.

Hoàn thiện danh sách gửi UBND tỉnh, Sở Công Thương xong trước ngày 10/4/2021; gửi danh sách về Cục Xuất nhập cảnh - Bộ Công an xong trước ngày 15/4/2021; nhận và chuyển danh sách lên cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn xong trước ngày 25/4/2021. Tổ chức đón thương nhân về cách ly từ cuối tháng 4/2021 đến ngày 15/5/2021".

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Bắc Giang ‘đại thắng’ vụ vải thiều 2020

Với sản lượng đạt gần 165.000 tấn, tổng giá trị thu được từ quả vải và dịch vụ liên quan khoảng 6.900 tỷ đồng, lần đầu tiên xuất khẩu được 200 tấn vải tươi vào thị trường Nhật Bản, Bắc Giang khép lại vụ vải thiều năm 2020 đại thắng.

 Quang Vũ - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/thu-phu-vai-thieu-luc-ngan-se-thu-hoach-trai-vai-chin-som-tu-20-5-d153136.html