Tiêm filler nhiều quá mức sẽ gây biến chứng chèn mạch

21/11/2019 10:16

Kinhte&Xahoi Với những lời mời gọi đầy sức thuyết phục như “làm đẹp không đau”, “thay đổi sau 15 phút”, “đảm bảo 100% về chất lượng” hay “sắc đẹp của phụ nữ là lời hứa hẹn của hạnh phúc”... các thẩm mỹ viện, trung tâm làm đẹp mọc lên “như nấm sau mưa” đang ngày càng“hút” một lượng lượng khách hàng.

Thời gian vừa qua Bệnh viện Mắt Trung ương và một số Trung tâm Mắt tại thành phố Hồ Chí Minh đã phải tiếp nhận và xử lý các biến chứng có liên quan đến loại dịch vụ như tiêm chất làm đầy filler và khâu chìm nhấn mí đôi. Các biến chứng này nhẹ có, nặng có, mù lòa cũng có.

Tiêm filler hay còn được gọi là chất làm đầy

Chất làm đầy nếu tiêm vào mạch máu sẽ gây tắc mạch. Tiêm nhiều quá mức gây biến chứng chèn mạch. Những tai biến này nếu làm tổn thương tế bào, dù "sửa chữa" đến mấy di chứng vĩnh viễn không thể loại bỏ do tế bào bị tổn thương, gây sẹo cho bệnh nhân. Bởi vậy tiêm filler phải là một bác sĩ được đào tạo về filler, là bác sĩ thẩm mỹ, bác sĩ da liễu được đào tạo về filler và được cấp chứng chỉ hành nghề thì mới được tiêm filler cho bệnh nhân.

Một số biến chứng tại mắt từ gần ra xa, tức thời hay vĩnh viễn có thể kể ra như: Tụ máu sưng nề vùng quanh mắt, đau và dị cảm, dị ứng, đặc biệt nếu tiêm calcium hydroxyapatite, mụn mủ và bọc mủ, u hạt do nhiễm trùng, hoại tử chỗ tiêm . Các biến chứng này sảy ra tương ứng với mức sớm , tương đối muộn và quá muộn.

Bé gái 13 tuổi bị mất thị lực hoàn toàn mắt phải do tiêm chất làm đầy khong rõ nguồn gốc vào sống mũi. (Nguồn: Internet)

Các tai biến mạch máu: rất đáng sợ và khó lường. Nhìn mờ thoáng qua va nhìn thấy chất tiêm xuất hiện trong tiền phòng dạng Tyndal hoặc lắng lớp ở sau giác mạc và mặt trước thể thủy tinh. May thay không gây mù lòa, ít gặp và lành tính. Các viêm mạch máu và huyết khối hay xảy ra khi tiêm tại vùng trán và gian mày.

Mới đây nhất vào ngày 22-10, một bé gái 13 tuổi nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy vào sống mũi ở một cơ sở thẩm mỹ tại Nghĩa Lộ, Yên Bái. Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, cháu bé bị tiêm đúng mạch máu, mất hoàn toàn thị lực mắt bên phải, hoại tử da nghiêm trọng.

Anh V.V.N (27 tuổi, ngụ Long An) cũng lâm vào tình cảnh bị biến chứng nặng phải nhập viện điều trị sau khi nâng mũi bằng phương pháp tiêm filler không rõ loại tại một cơ sở spa. Bệnh nhân nhập viện vì mờ mắt, nhiễm trùng, hoại tử vùng da mũi, mất thị trường 1/2 dưới mắt phải. Các kết quả xét nghiệm MRI, soi đáy mắt cho thấy anh N. bị tổn thương mô hậu nhãn cầu phải, phù gai thị,...

Khâu nhấn mí chìm (Buried Sutured Double  EyeLid)

Biến chứng do kim khâu nhấn mí “ biến mất” trong quá trình phẫu thuật nhấn mí:

BN VTL.24 tuổi vào khoa Chấn thương ngày 23/4/2018 vì đang tạo hình mí ở cơ sở làm đẹp thì bị mất kim, tua trực mặc dù đã phẫu thuật ngay nhưng vẫn không tìm được kim. Phim X- quang phải quan sát kỹ lắm mới thấy được lờ mờ cây kim dài khoảng 5mm, đường kính khoảng 0,2 mm to đúng bằng chiếc lông mi nằm ở 1/3 trên ngoài hốc mắt, song song với cùng đồ kết mạc. Kim thường dẻo, di động tốt có thể làm sát thương cho nhãn cầu, chế bằng hợp kim nên bắt nam châm rất kém, đã mổ một lần…tiên lượng ca mổ rất khó khăn.

Bệnh nhân đang tạo hình mí thì bị mất kim (BVCC)

Sau khi nghiên cứu những hình ảnh và clip kỹ thuật khâu chìm, không có đường rạch của xu hướng tạo nếp mí phổ biến ở các nước châu Á…Kíp mổ dự đoán kim thường bị mắc lại ở 1/3 trên sụn hay trong khoang giữa kết mạc, sụn và cơ Muller- vốn rất chật hẹp. Mở lại đường mổ cũ, máu đã khô, thám sát bằng tay- mắt không thấy kim đâu. Miết khẽ ở bờ trên sụn và túi cùng kết mạc mi trên thấy hơn lợn gợn ở 1/3 ngoài. Dùng chỉ mi và vành mi đơn để nhìn rõ toàn bộ cùng đồ kết mạc, kíp mổ thấy cây kim lấp ló và đã lấy kim ra, khâu lại vết mổ.

Biến chứng muộn do kỹ thuật khâu, chất liệu chỉ khâu có vấn đề

 Một bệnh nhân nữ 28 tuổi, vào viện vì mắt phải nhìn mờ đau nhức. Trước đó 6 tháng bệnh nhân đã được phẫu thuật nhấn mí. Khám mắt với sinh hiển vi, lật mi bằng dụng cụ chuyên dụng các bác sĩ thấy bệnh nhân có loét trợt giác mạc rộng, lộ chỉ khâu nhấn mí cũ. Nguyên nhân của những khó chịu, đau nhức, nhìn mờ mà chị phải chịu đựng nhiều tháng nay đã rõ: kỹ thuật không nhấn mí không chuẩn chỉnh đã làm lộ chỉ ở kết mạc mi trên, đầu chỉ cọ sát liên tục lên lòng đen( giác mạc) gây loét trợt một vùng rộng. Vi khuẩn cũng tranh thủ tấn công cả cho mi, kết mạc và giác mạc. Điều trị do nguyên nhân đã sáng rõ nên không phức tạp lắm: lấy chỉ khâu lộ, kháng sinh, chống viêm, tăng cường dinh dưỡng giác mạc.

Như vậy tiêm filler, nhấn mí chìm( không khâu) cũng không "hiền lành" như người ta tưởng mà đôi khi có thể gây họa cho bệnh nhân. Vì vậy, muốn làm đẹp cần đến những cơ sở thẩm mỹ viện uy tín, thuật viên, phẫu thuật viên phải là người được đào tạo, có chứng chỉ, văn bằng hợp pháp. Kiến thức sâu về giải phẫu là vấn đề sống còn. Chọn nhà cung cấp uy tín, chọn vị trí tiêm chuẩn: hyaluronic acid của Restylane, Juvederm, Perlane nên tiêm cho lớp sâu. Nếu là calcium hydroxyapatite (Radiesse) chỉ nên tiêm ở lớp dưới da còn poly-L-lactic acid (Sculptra) thì nên tiêm cho lớp mỡ dưới da.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/tiem-filler-nhieu-qua-muc-se-gay-bien-chung-chen-mach-d111477.html