Từ chiều nay (2/7), giá xăng, dầu đồng loạt "tăng mạnh" sau 3 kỳ "giảm nhẹ" liên tiếp

02/07/2019 18:06

Kinhte&Xahoi Giá xăng E5RON92 tăng 420 đồng/lít, xăng RON95 tăng 383 đồng/lít; giá các mặt hàng dầu tăng từ 105 - 326 đồng/lít/kg.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Kinh tế nông thôn)

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá bán xăng dầu cho kỳ điều hành 15 ngày kế tiếp, thực hiện từ 16h30 chiều ngày 2/7.

Cụ thể, xăng RON95 tăng 383 đồng/lít; Xăng E5RON92 tăng 420 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 292 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 326 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 105 đồng/kg.

Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá như sau: Xăng E5RON92: 19.653 đồng/lít; Xăng RON95: 20.517 đồng/lít; Dầu diesel 16.949 đồng/lít; Dầu hỏa 15.937 đồng/lít; Dầu mazut 15.220 đồng/kg.

Tại kỳ điều chỉnh này, cơ quan điều hành thực hiện giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 xuống mức 200 đồng/lít (kỳ trước trích 300 đồng/lít; trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng RON95 và các loại dầu xuống mức 700 đồng/lít (kỳ trước trích 700 đồng/lít).
 
Đồng thời quyết định không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có 13 kỳ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong đó, có 5 kỳ giá xăng dầu được điều chỉnh tăng, 4 kỳ giá giảm và 4 kỳ giá xăng dầu được giữ ổn định không tăng, giảm giá.

Với việc tăng giá hôm nay, giá xăng dầu đã kết thúc 3 kỳ liên tiếp giảm.

Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất (ngày 17/6), xăng dầu được điều chỉnh giảm giá khá mạnh. Cụ thể, xăng RON95 giảm 1.085 đồng/lít; xăng E5RON92 giảm 986 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 737 đồng/lít; dầu hỏa giảm 614 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 239 đồng/kg.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus