Vấn đề không chỉ đặt ra cho các kỳ họp Trung ương

14/10/2019 10:48

Kinhte&Xahoi Sau 6 ngày làm việc, ngày 12/10 Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XII) đã bế mạc. Nhiều vấn đề quan trọng đã được quyết định. Tuy nhiên, nhiều vấn đề lớn được đặt ra, không chỉ cho những kỳ họp Trung ương, bên lề Đại hội XIII mà cả nhiệm kỳ tới và xa hơn.

Công trình trái phép ở Mã Pí Lèng là dẫn chứng về xung đột giữa văn hóa và phát triển

Chẳng hạn như quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá...

Còn về văn hóa và phát triển, văn hóa bao giờ cũng thế là cái “nôi” của phát triển bền vững. Đi trên đường phố Hà Nội, rất dễ cảm nhận về văn hóa. Dường như ai cũng vội, ít nhường nhịn. Thậm chí khi tín hiệu đèn giao thông chuyển màu đỏ, số người “lấn làn” của người đi bộ sang đường cũng khá nhiều. Không ai bị nhắc nhở, bị phạt hoặc rất ít. Và hẳn cũng không đủ lực lượng chức năng túc trực để xử phạt. Bởi vậy, nếu con người không ý thức được về văn hóa chấp hành luật phát sẽ rất khó.

Hay như chuyện tòa nhà cao tầng ở Mã Pí Lèng, ở đây yếu tố phát triển và văn hóa đang “va đập” nhau; không chỉ ở Hà Giang mà hiện tượng này cũng xảy ra ở nhiều di sản khác. Pháp luật về văn hóa, quản lý về văn hóa, bàn tay “có hình” và “hữu hình” của Nhà nước ở đâu? Rất khó tìm ra câu trả lời. Dường như chúng ta chưa có “khái niệm” về quản trị văn hóa? “Văn hóa” vẫn phát triển tự phát ngay trong môi trường phát triển, dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa không thiếu.
 
Xin nhắc thêm một sự kiện khác, bên lề hội thảo “Hiểu đúng về ô nhiễm không khí tại Hà Nội - Hành động của chính quyền và người dân” tổ chức ngày 11/10, nhiều chuyên gia nhận định, phương tiện cá nhân là “thủ phạm” nên đề xuất cần sớm có giải pháp hạn chế loại hình này.

Tuy nhiên, cấm phương tiện cá nhân lại phải được được đặt trên cái “nôi” văn hóa. Đô thị Việt Nam là vùng đất sống của những người sinh ra ở nông thôn, họ chưa ý thức nhiều về trật tự công nghiệp, văn minh công nghiệp. Ngay cả việc lên xe bus, phương tiện vận tải công cộng mà chúng ta hy vọng sẽ tham gia vào việc chống ùn tắc, giảm ô nhiễm con người vẫn chen nhau.

Văn hóa là “nội sinh” của phát triển. Để văn hóa phát triển và trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, nhất là trong bối cảnh thế giới phát triển rất nhanh và quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược được, rất nhiều vấn đề đáng quan tâm.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus