Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Một điệp viên Mỹ được cài cắm trong chính phủ Nga buộc phải rút về nước

10/09/2019 09:58

Kinhte&Xahoi CNN cho hay, một điệp viên Mỹ được cài cắm trong chính phủ Nga buộc phải rút về do lo ngại có thể bị Tổng thống Trump làm lộ.

Theo tờ báo Mỹ, mạng lưới tình báo Mỹ gọi trở về một trong những nguồn tin bí mật cao cấp nhất của họ bên trong chính phủ Nga vào giữa năm 2017. CNN khẳng định các quan chức chính quyền Trump có kiến thức trực tiếp về nhiệm vụ bí mật là những người cung cấp thông tin trên. 

Chiến dịch này được cho là được triển khai sau chuyến thăm tới Nhà Trắng hồi tháng 5/2017 của Ngoại trưởng Serge Lavrov và Đại sứ Nga tại Mỹ khi đó là ông Sergei Kislyak do lo ngại Tổng thống Trump và chính quyền của ông xử lý sai lệch tin tình báo và có thể làm lộ nguồn tin gián điệp. 

CNN khẳng định nguồn tin Mỹ rút khỏi chính quyền Nga vào giữa năm 2017. (Ảnh: Reuters) 

Trong cuộc gặp với ông Lavrov và ông Kislyak, Tổng thống Trump khi đó từng khiến giới chức tình báo Mỹ "ngồi trên đống lửa" sau khi tiết lộ các thông tin mật về tổ chức khủng bố IS được Israel cung cấp. 

Tuy nhiên, cả Nhà Trắng, Matxcơva và CIA mới đây đều phủ nhận thông tin mà CNN đăng tải. 

"Thông tin mà CNN nói rằng Cơ quan tình báo trung ương Mỹ đưa ra các quyết định sống chết dựa trên bất cứ điều gì mà không phải là các phân tích khách quan là sai sự thật", ông Brittany Bramell, Giám đốc các vấn đề công cộng của CIA cho biết.

Tổng thống Trump khẳng định ông không nắm được thông tin này. Trong khi đó, thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nhấn mạnh câu chuyện mà CNN đăng tải là sai lệch và đặt mạng sống của nhiều người vào nguy hiểm. 

Truyền thông Nga sau thông tin của CNN bắt đầu suy đoán về điệp viên "được Mỹ cài cắm". Mọi chú ý đổ dồn vào Oleg Smolenkov, cố vấn nhà nước cấp 3, từng là cựu nhân viên làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Washington trước năm 2010. Ông Smolenkov đưa vợ con đi nghỉ ở Montenegro vào ngày 14/7/2017 sau đó biến mất không một dấu vết. 

Cảnh sát đặt nghi vấn đây có thể là một vụ mưu sát. 

Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng An ninh Nga Franz Klintsevich cũng khẳng định câu chuyện của CNN là bịa đặt với mục đích làm mất uy tín của ông Trump. 

Nhà báo Mỹ Aaron Mate gọi câu chuyện của CNN là thêu dệt, nhấn mạnh thiên hướng của tình báo Mỹ tạo ra một liên kết sai lệch giữa ông Trump, điện Kremlin và một câu chuyện 'Russiagate' trước khi đổ lỗi cho nhà lãnh đạo Mỹ. 

(*) Tiêu đề do Pháp luật plus đặt lại!

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo VTC News/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com