Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Mỹ thay đổi luật sau 2 vụ xả súng liên tiếp hay “đâu lại hoàn đó”?

16/08/2019 16:01

Kinhte&Xahoi Chỉ trong vòng khoảng 13 tiếng, nước Mỹ chấn động vì 2 vụ xả súng xảy ra liên tiếp, khiến tổng cộng 31 người thiệt mạng và 51 người bị thương.

Như thường lệ, cuộc tranh luận về kiểm soát súng đạn lại trở nên sôi nổi ở nước này sau các vụ việc nhưng không rõ có đưa được tới kết quả nào hay không.

Ảnh minh họa.

Chết chóc hơn cả vùng chiến sự

Vụ xả súng đầu tiên trong loạt các vụ xả súng hàng loạt mới nhất ở nước Mỹ xảy ra hôm 3/8 (giờ địa phương) tại cửa hàng Walmart ở thành phố El Paso, bang Texas. 22 người thiệt mạng và ít nhất 24 người bị thương trong vụ việc.

Trong khi dư luận Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng, 13 giờ sau đó, lại thêm một vụ việc tương tự xảy ra ở trung tâm thành phố Dayton của bang Ohio rạng sáng 4/8, làm 9 người thiệt mạng, 27 người bị thương. Theo Tổ chức Lưu trữ thông tin về bạo lực súng đạn (GVA) tại Mỹ, 2 vụ việc nói trên đã nâng tổng số vụ xả súng hàng loạt xảy ra ở nước này kể từ đầu năm đến ngày 5/8 lên tới 255 vụ.

Trong đó, chỉ tính trong vòng 8 ngày từ ngày 28/7 đến ngày 4/8 tại Mỹ đã xảy ra 5 vụ xả súng khiến hơn 100 người thương vong. Ngoài 2 vụ việc nói trên còn có vụ xả súng ở Lễ hội tỏi Gilroy Garlic làm 3 người thiệt mạng và 15 người bị thương, xả súng tại siêu thị Walmart ở Southaven, bang Mississippi làm 2 người thiệt mạng và 2 người bị thương cùng 1 vụ xả súng tại một bữa tiệc khác.

Như vậy, tính trung bình mỗi ngày ở Mỹ xảy ra hơn 1 vụ xả súng hàng loạt. Vẫn theo thống kê của tổ chức trên, tổng cộng đã có 275 người thiệt mạng và 1.065 người bị thương trong các vụ xả súng hàng loạt xảy ra tại Mỹ từ đầu năm đến nay.

Trong năm ngoái, tổng số vụ xả súng hàng loạt xảy ra ở Mỹ là 336 vụ. GVA cũng cho biết, tính từ đầu năm tới chiều 5/8, trên khắp nước Mỹ đã xảy ra tổng cộng 33.237 vụ nổ súng, khiến 8.796 người chết và 17.480 người bị thương.

Theo các phân tích, mỗi năm có khoảng 11.000 người Mỹ thiệt mạng vì súng ống. Mỹ nằm trong số 30 nước có tỷ lệ tử vong do bạo lực súng đạn cao nhất thế giới. Với tỷ lệ trung bình cứ 100.000 người ở nước này có 4,43 người chết vì súng đạn, tỉ lệ người Mỹ thiệt mạng vì súng ống cao gấp 4 lần so với tỷ lệ này ở Syria và Yemen - là những nước đang trải qua chiến sự nghiêm trọng.

Khó thay đổi?

Các nhà phân tích cho rằng, một phần nguyên nhân khiến nước Mỹ thường xuyên xảy ra các vụ giết chóc và chết người liên quan đến súng ống như vậy nằm ở việc nước này có quá nhiều súng và việc mua bán, tàng trữ, sử dụng súng cũng rất dễ dàng.

Theo thống kê của một tổ chức chuyên theo dõi về sự dịch chuyển của các loại vũ khí trên toàn cầu có tên Small Arms Survey, 90% người dân Mỹ có súng. Đây là tỷ lệ sở hữu súng cá nhân cao nhất trên thế giới. Người Mỹ sở hữu tới một nửa số súng trên thế giới, với trung bình cứ 100 người thì có tới 120 khẩu súng.

Trong những năm gần đây, tại Mỹ đã xảy ra một số vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Các vụ việc này bao gồm một vụ xả súng tại một lễ hội âm nhạc ở Las Vegas khiến 58 người thiệt mạng năm 2017, vụ xả súng tại một trường trung học ở Parkland (Florida) khiến 17 người thiệt mạng năm 2018 và gầy đây nhất là vụ xả súng ở El Paso (Texas).

Sau mỗi lần như vậy, cuộc tranh luận về kiểm soát súng cũng như những ý kiến so sánh về chính sách súng ống của Mỹ với các nền dân chủ giàu có khác lại nổi lên. Đặc biệt, vụ 20 học sinh thiệt mạng trong vụ xả súng hàng loạt tại trường học ở Newtown (Connecticut) xảy ra vào năm 2012 đã dấy lên cuộc tranh luận về luật súng đạn.

Tuy nhiên, dự luật đề xuất cấm vũ khí sát thương bán tự động này đã không được Thượng viện Mỹ thông qua dù nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận. Qua các năm, cuộc tranh luận về kiểm soát súng đạn ở Mỹ được đánh giá là ngày càng yếu đi.

Hồi tháng 2 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật An toàn súng đạn quy mô lớn, theo đó cho phép mở rộng việc kiểm tra lý lịch đối với gần như mọi trường hợp mua bán súng. Có điều, dự luật đã không được đưa ra xem xét tại Thượng viện.

Hoạt động của Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ (NRA) cũng được cho là góp phần khiến việc thông qua luật kiểm soát súng ống ở Mỹ trở nên khó khăn hơn. Ra đời năm 1871, ban đầu chủ yếu là mở các khóa huấn luyện kỹ thuật bắn súng, đến nay, Hiệp hội này có tới 5 triệu thành viên, với ngân sách hàng năm hơn 300 triệu USD.

Để củng cố quyền lực chính trị, NRA thường hào phóng chi tiền cho các chiến dịch vận động bầu cử Quốc hội cũng như bầu Tổng thống Mỹ của các ứng viên. Nhiều ứng viên được tổ chức này ủng hộ đã trúng cử, cho thấy tầm ảnh hưởng của NRA trong giới chính trị tại Mỹ.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi nhiều người Mỹ lên tiếng yêu cầu kiểm soát súng đạn, NRA đã trở thành một tổ chức mạnh mẽ phản đối yêu cầu này. Đến đầu những năm 1970, NRA đã thành công trong việc thúc đẩy quan điểm rằng quy định về súng dưới mọi hình thức đe dọa quyền tự do của công dân Mỹ và sẽ dẫn đến chính phủ “chuyên chế”.

Ngày nay, đây được cho là một tổ chức có sự ảnh hưởng mạnh đến chương trình nghị sự kiểm soát chống súng đạn ở Mỹ. Gần đây, NRA được cho là đã rơi vào thời kỳ khó khăn hơn. Ngân sách của tổ chức này trong năm 2017 đã giảm 56 triệu USD do các khoản phí thành viên và đóng góp thấp hơn. Tổ chức này cũng được cho là đang xảy ra đấu tranh quyền lực nội bộ và bị nhắm đến trong các vụ điều tra tham nhũng hình sự ở New York và Washington nhưng vẫn có ảnh hưởng mạnh.

Thượng viện Mỹ - nơi đang khiến dự luật kiểm soát súng ống đã được Hạ viện thông qua bị “nghẽn” lại - cũng là nơi đảng Cộng hòa nắm đa số và được cho là được NRA “chống lưng”. Một vấn đề khác được đề cập hiện nay là Thượng viện Mỹ đang tạm nghỉ cho đến tháng 9.

Nếu mọi chuyện lặp lại như trước đây, tức cường độ của các cuộc kêu gọi kiểm soát súng ống giảm dần khi những thảm kịch mờ dần trong ký ức mọi người, mọi chuyện được cho là sẽ không có gì thay đổi, cho đến khi thảm kịch tiếp theo xảy ra.

Dường như lường trước được điều này, ngày 8/8 vừa qua, 214 thị trưởng ở Mỹ cũng đã cùng ký vào một bức thư gửi lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell và lãnh đạo phe thiểu số Chuck Schumer, yêu cầu các Thượng nghị sĩ đang trong kỳ nghỉ hè quay trở lại làm việc và lập tức thông qua các dự luật kiểm soát súng đạn đã được Hạ viện thông qua.

Trong thư, các thị trưởng tại Mỹ cho rằng, 2 thảm kịch vừa xảy ra tại Mỹ là những lời cảnh tỉnh mới nhất cho thấy nước này không thể chờ đợi chính quyền liên bang đưa ra những hành động cần thiết để kiểm soát việc mua bán và sở hữu súng đạn.

Theo các thị trưởng Mỹ, nếu một trong các dự luật nói trên được thông qua, trong đó có dự luật nhằm tăng cường kiểm tra lý lịch đối với những người mua bán súng, ít nhất một số thảm kịch xả súng hàng loạt thời gian qua đã được ngăn chặn.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com