Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Nặng gánh vì giấc mơ của cha mẹ

04/10/2020 12:17

Kinhte&Xahoi Ngày càng nhiều đứa trẻ rơi vào trầm cảm, thậm chí tự hủy hoại bản thân mình trước những giấc mơ, những áp lực mà các bậc cha mẹ đặt ra. Bất hạnh, như một sợi dây nối từ thế hệ này sang thế hệ khác vì những suy nghĩ lệch lạc...

Áp lực học hành, buộc gánh giấc mơ của cha mẹ, trẻ dễ rơi vào trầm cảm.(Ảnh minh họa)

Những cuộc đầu tư sai lầm

Có lẽ cả cuộc đời, vợ chồng chị Lê Phan Thảo Ng., cùng là giáo viên cấp 3, ngụ tại Tân Phú, TPHCM sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc phát hiện con mình nằm mê man trong phòng ngủ với những vỉ thuốc ngủ rải rác chung quanh. Sau khi được cấp cứu, cháu T., 15 tuổi đã qua khỏi, nhưng sức khỏe ảnh hưởng không ít.

Mãi sau khi hồi phục một thời gian, T. mới thú thật, suy nghĩ về cái chết bắt đầu khởi phát trong em từ gần 1 năm nay, lúc em bước vào năm cuối của cấp 2. Chính xác hơn là từ khi cha mẹ đặt cho em mục tiêu, bắt buộc phải phấn đấu để thi đậu vào trường điểm của quận.

“Bài ca” mà cha mẹ luôn rỉ rả bên tai, là do ngày xưa cha mẹ không đủ giỏi, nên giờ đây chỉ có thể là giáo viên hợp đồng của một trường tư, tương lai không được bảo đảm. Chỉ có học giỏi, xuất phát điểm tốt thì mới có thể thi vào một trường đại học chính quy, danh giá, “làm nên cơm nên cháo” sau này. Thực chất, T biết mình học không xuất sắc.

Em lo lắng không biết mình có đậu nổi vào trường điểm của quận không, nếu không đậu sẽ bị cha mẹ la mắng, làm cha mẹ thất vọng. Em lại cũng lo lắng, nếu may mắn đậu vào, nghe nói trường ấy “sắt” lắm, với học lực của mình sợ không theo kịp, lỡ như đội sổ, ở lại lớp hay bị đuổi học thì cha mẹ lại càng sốc hơn...

Chừng ấy ý nghĩ quay cuồng khiến em áp lực, biếng ăn, mất ngủ và rụng tóc. Nhưng bên ngoài, em vẫn tỏ ra bình thường nên cha mẹ em không hề biết những gì đang diễn ra trong con mình. Cho đến ngay trước kì thi, em quyết định chọn cái chết để trốn tránh những khó khăn sắp đối mặt.

Trường hợp đau lòng của em T. ở Tân Phú không phải quá hiếm. Phải nhìn nhận rằng trẻ em ngày nay được sống đủ đầy, sung sướng hơn xưa nhiều, nhưng cạnh đó, áp lực của các em cũng lớn hơn.

Những thế hệ trước đây chương trình học nhẹ nhàng, học sinh chỉ một buổi học, một buổi nghỉ, còn học thêm hay không tùy vào cha mẹ. Ngày nay, trẻ đi học một ngày 2 buổi, tối về nhà còn phải đảm bảo bài tập. Chưa hết, những thời gian trống trong ngày, trong tuần các em còn phải chạy theo đủ thứ lịch học, từ ngoại ngữ đến năng khiếu.

Có mặt tại Trung tâm ngoại ngữ Mỹ Úc vào 9h tối, chị Nguyễn Thị Châu Lâm, nhân viên tín dụng ngân hàng, ngụ tại Ung Văn Khiêm, Bình Thạnh đang chờ chở con mình về. Con gái chị học lớp 2, và từ hồi lớp một đã được đưa đến trung tâm để luyện tiếng Anh.

“Thế hệ của tôi đã dốt ngoại ngữ nên bỏ mất nhiều cơ hội. Con tôi nhất định phải giỏi ngoại ngữ, lấy nó làm tấm vé bước ra ngoài thế giới”, chị Lâm chia sẻ. Rõ ràng, mong muốn của chị Lâm cũng như nhiều bậc cha mẹ khác là hoàn toàn chính đáng. Nhưng, chị Lâm cũng như nhiều cha mẹ khác lại bổ sung cho con mình một lịch học dày cộp.

Như cháu gái con chị Lâm, ngoài học tiếng Anh, cô bé còn học thêm lớp vẽ, đàn. Hỏi sao mới lớp 2 mà cho cháu học nhiều như thế, chị Lâm lại lấy “câu chuyện thế hệ” để làm lý do. Bởi ngày xưa chị khó khăn, ít được học hành, phát triển năng khiếu nên bây giờ cứ cho con học được gì là học hết.

Trong kế hoạch của mình, chị còn định khi nào con gái đã ổn tiếng Anh, còn cho con đi học thêm tiếng Nhật, vì gia đình có bà con bên Nhật, lớn lên định hướng cho đi Nhật du học. Đứa trẻ 7 tuổi đeo cặp leo lên xe, gương mặt lờ đờ mệt mỏi, người mẹ nổ máy chạy đi, tiếng nói còn rơi rớt lại phía sau: Phải tranh thủ về nhà xem trước bài ngày mai nữa con!

Có nhiều phụ huynh như chị Lâm, được gọi là những phụ huynh “tham đầu tư”. Họ muốn bù đắp cho con những điều mà mình chưa bao giờ được có. Họ rất muốn đầu tư cho con mình tối đa trong việc học. Nghe ở đâu có phương pháp giáo dục nào mới là mua phần mềm về bảo con học, dù chưa được kiểm chứng hay dở, thấy các cha mẹ khác chia sẻ đang cho con học chương trình này hay, chương trình kia tốt, họ liền bắt con đi học ngay.

Họ có thể tiếc tiền mua sắm, chi trả cho bản thân, nhưng với chuyện học của con họ không tiếc tay. Chỉ tiếc rằng, sự đầu tư ấy lại tham lam, giàn trải. Để rồi tiền thì tốn, con trẻ mất nhiều thời gian cho các khóa học, nhưng không nhận được nhiều ngoài mệt mỏi và áp lực.

Mỗi người hãy sống tốt phần đời mình

Mạnh tay đầu tư cho việc học của con, cha mẹ đồng thời cũng đặt lên vai trẻ một thứ áp lực gọi là kì vọng. Kì vọng con sẽ sống tốt hơn mình, kì vọng con sẽ nhận nhiều điều tốt đẹp hơn mình, kì vọng con sẽ được thụ hưởng những điều mình chưa từng thụ hưởng, làm được những điều cha mẹ chưa thể làm.

Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng, sự hy sinh và kì vọng của cha mẹ sẽ là động lực lớn thúc đẩy con mình nỗ lực, đi về phía trước, đạt được thành quả. Và thực tế cũng có những trường hợp như thế. Nhưng đó là ở những trường hợp cha mẹ cực kì may mắn, vì có đứa con “thần kinh thép” và ý chí cầu tiến cao. Hoặc, tình cờ sự thúc ép của cha mẹ hợp với mong muốn, năng lực của con.

Còn ngược lại, với trẻ có tinh thần không mạnh mẽ cho lắm, sự kì vọng lớn lao của cha mẹ là sợi dây vô hình thít chặt lấy con, là tảng đá đè nặng lên tâm trí con. Mà tiếc thay, những trường hợp như thế giờ đây không phải là ít.

Một chuyên viên tâm lý, bà Lê Thi Minh Nga chia sẻ, trong số những người đưa con đến tham vấn do mắc phải những vấn đề tâm lý, rất thường gặp trường hợp những đứa trẻ phát sinh chướng ngại tâm lý do áp lực kì vọng từ cha mẹ. Có em còn thường xuyên đập đầu vào tường vì càng học càng thấy mình mau quên, trí nhớ kém nên nảy sinh tâm lý tự trừng phạt mình. Em học sinh ấy trước đây từng nhiều năm liền là học sinh giỏi, niềm tự hào của cha mẹ, dòng họ, và từng được cha mẹ đặt ra mục tiêu phấn đấu nhận học bổng du học toàn phần của một trường đại học danh giá ở Mỹ.

“Điểm chung của các bậc phụ huynh ép con học, đặt áp lực học hành cho con chính là họ mang suy nghĩ cố chấp rằng chỉ học thật giỏi mới là con đường duy nhất để đạt sự như ý trong cuộc sống. Họ không hiểu rằng, mỗi đứa trẻ có một tố chất, năng lực khác nhau. Có em thông minh, xuất chúng, có em trí thông minh ở mức bình thường. Có em đam mê tự nhiên, cũng có em chỉ thích theo đuổi nghệ thuật.

Có em chịu được áp lực cao, nhưng cũng có em tâm lý rất mong manh. Ép các em vào cái khuôn do chính mình đặt ra chính là làm khổ các em, đem đến bất hạnh cho các em. Và chắc chắn, học giỏi không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công và hạnh phúc. Nhìn chung quanh cuộc sống, nhìn vào mỗi cuộc đời con người sẽ thấy sự thật ấy”, bà Lê Thị Minh Nga chia sẻ.

Hơn nữa trong quá trình gò ép con, bắt đứa trẻ gánh lấy giấc mơ của mình, bản thân cha mẹ có hạnh phúc không? Hẳn nhiên khó lòng mà hạnh phúc được. Bản thân cha mẹ, khi đưa con vào cuộc đua học hành, điểm số và thành tích, cũng đã tham gia vào đường đua ấy.

Đã phải hy sinh thời gian, hy sinh tiền bạc, hy sinh cả những hưởng thụ cuộc sống của riêng mình, hy sinh những khoảnh khắc mà đáng ra gia đình có thể thong thả bên nhau. Cho những giấc mơ không biết đã đặt đúng chỗ hay không, có thành sự thật hay không. Khi ấy, cả cha mẹ và con đều bị lao vào vòng xoáy, thành những vận động viên trên đường đua nước rút. Và gia đình chỉ còn là chốn trú chân tạm bợ để vươn đến một tương lai xa xôi hơn.

Cha mẹ hy sinh vì con, còn con thì lựa chọn từ bỏ đời mình vì áp lực trước sự kì vọng, hy sinh ấy. Đó là một bi kịch mà các bậc cha mẹ cần sáng suốt nhận ra trước khi quá muộn. Cả cha mẹ và con đều cần hạnh phúc, trước hết ở phần đời của mình. 

 Ngọc Mai - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nang-ganh-vi-giac-mo-cua-cha-me-d136851.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com