Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Nên thí điểm tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến trong 3 năm với các vụ án ít nghiêm trọng

24/10/2021 15:17

Kinhte&Xahoi Đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ nên ban hành nghị quyết thí điểm xét xử trực tuyến trong vòng 3 năm, lựa chọn các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng hay các vụ án dân sự, hành chính có tình tiết rõ ràng để xét xử thí điểm. Việc thí điểm cũng chỉ nên lựa chọn một số tỉnh, thành có đủ điều kiện, tránh dàn trải.

Tiếp tục phiên thảo luận tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, rất nhiều ý kiến tập trung thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa)

Góp ý vào đề xuất xét xử trực tuyến, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) dẫn chứng chủ trương này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nga, Đức... Song các nước tiến hành xét xử trực tuyến rất thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế, kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng.

Ở Việt Nam, ông Lê Thanh Hoàn cho biết các luật tố tụng chưa có quy định cho xét xử trực tuyến mà chỉ quy định xét xử trực tiếp tại phòng xử án. Đây là vấn đề liên quan đến Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân, vì vậy cần nghiên cứu thận trọng.

Từ quan điểm trên, đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ nên ban hành nghị quyết thí điểm xét xử trực tuyến trong vòng 3 năm, lựa chọn các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng hay các vụ án dân sự, hành chính có tình tiết rõ ràng để xét xử thí điểm. Việc thí điểm cũng chỉ nên lựa chọn một số tỉnh, thành có đủ điều kiện, tránh dàn trải. Đặc biệt, phải nghiên cứu kỹ hơn để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của bị cáo, các đương sự cũng như những người liên quan.

Chung quan điểm, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) đề nghị xây dựng nghị quyết theo hướng nghị quyết thí điểm và đổi tên thành “Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến”; Xác định thời gian thí điểm, bởi đây là hình thức mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, có những vấn đề phát sinh.

Còn theo đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp), phương án tổ chức phiên tòa trực tuyến có nhiều bất cập.

Đại biểu cho rằng, một trong những nguyên tắc tố tụng cơ bản là nguyên tắc tranh tụng. Tranh tụng không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà còn thể hiện qua thái độ, cử chỉ, tâm lý, cảm xúc và sự tương tác kịp thời giữa các bên trong tố tụng. Điều này có tác động rất lớn đến niềm tin nội tâm của thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân cũng như các bên tham gia tố tụng.

“Nếu so sánh giữa xét xử trực tiếp và xét xử trực tuyến thì rõ ràng xét xử trực tuyến có nhiều bất lợi hơn so với xét xử trực tiếp. Hai khía cạnh bất lợi thể hiện ở bảo đảm quyền đầy đủ của các bên tham gia tố tụng và bảo đảm sự tiếp cận, nhận định toàn diện, đầy đủ các tình tiết của thẩm phán, hội thẩm tham gia hội đồng xét xử”, ông Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp kiến nghị nghị quyết cần nêu rõ nguyên tắc chỉ xét xử trực tuyến khi không thể xét xử trực tiếp được; Đồng thời, quy định rõ điều kiện phải có sự đồng ý của các bên tham gia vào tổ chức phiên toà ngay trong nghị quyết chứ không phải quy định tại thông tư hướng dẫn thi hành.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo giải trình tại phiên thảo luận

Báo cáo giải trình về các vấn đề đại biểu đặt ra, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ ủng hộ ban hành nghị quyết cho phép tổ chức phiên tòa trực tuyến, tuy nhiên cũng góp ý gợi mở và đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn, rộng hơn, chất lượng hơn đối với công tác này.

Trước đề nghị thực hiện nghị quyết trong 3 năm, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong quá trình chuẩn bị, lấy ý kiến các cơ quan thì đều được đánh giá đây là vấn đề lớn, phiên tòa trực tuyến không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn cho cả lâu dài. Do đó, nếu nghị quyết ấn định thực hiện trong 3 năm thì sau thời gian này phải có nghị quyết khác nếu muốn duy trì phương thức trực tuyến.

Chánh án TAND tối cao cho biết trong báo cáo công tác hàng năm sẽ có nội dung thực hiện phiên tòa trực tuyến, đánh giá mặt được hay chưa được đề có đề nghị phù hợp.

Ông Nguyễn Hòa Bình cũng thông tin thêm, về việc lựa chọn các vụ án xét xử, trên thế giới tiếp cận ở góc độ nghĩa vụ chứng minh đơn giản, ví dụ vụ giết người phức tạp nhưng chứng cứ rõ ràng thì vẫn xét xử trực tuyến. Hiện dự thảo cũng quy định Tòa án Nhân dân tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự và hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản; Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

 Huy Dương - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nen-thi-diem-to-chuc-phien-toa-xet-xu-truc-tuyen-trong-3-nam-voi-cac-vu-an-it-nghiem-trong-181159.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com