Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Ngôn ngữ 'lai căng' làm mất sự trong sáng tiếng Việt

12/09/2019 10:25

Kinhte&Xahoi Tiếng Việt dùng lẫn lộn cùng tiếng Tây đã là một thói quen hay thấy trong nhiều người trẻ, thậm chí cả lên sóng truyền hình. Những cách dùng từ này có nguy cơ làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt.

Cô gái tham gia chương trình game show đã liên tục “bắn” tiếng Anh pha lẫn tiếng Việt trong suốt hơn 40 phút, gây khó chịu cho người xem.

Trong một game show hẹn hò giấu mặt, một nữ thí sinh của chương trình đã liên tục “bắn” tiếng Anh pha lẫn tiếng Việt trong suốt hơn 40 phút, gây khó chịu cho người xem. Ngay ở đoạn mở đầu, cô gái đã khiến khán giả hoang mang với phần giới thiệu: “Team help em về vấn đề này nhé, nếu có chỗ nào wonder thì please feel free to voice up” (Mọi người giúp em vấn đề này nhé, chỗ nào thắc mắc thì thoải mái lên tiếng nha).

Chỉ trong một đoạn nói chuyện ngắn của cô đã có hàng loạt từ tiếng Anh xen lẫn, khiến người xem có cảm giác “nhai sạn”: "Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như một couple (cặp đôi) mà hai người lại quá phụ thuộc vào cảm xúc, thì mối quan hệ đó có healthy (tốt đẹp) và balance (cân bằng) hay không? Bạn 27 tuổi và tới bây giờ vẫn chưa có một mối quan hệ serious (nghiêm túc)?".

Cứ như thế, trong suốt chương trình, cô gái dùng thứ tiếng nửa Tây nửa ta để trò chuyện, giao lưu. Sau chương trình, nhận nhiều phản ứng của khán giả, cô gái tỏ thái độ không quan tâm và giải thích trình độ tiếng Anh của cô IELTS 7.0, thường xuyên giao tiếp với người nước ngoài, nên gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt bằng tiếng Việt. 

Sự việc chưa lắng, thì mới đây, trong một chương trình truyền hình khác, lại một cô gái “hiện đại” “bắn” tiếng Anh trong phần trò chuyện bằng tiếng Việt khiến khán giả ngán ngẩm. Trong chương trình, cô gái có tên Stephanie (26 tuổi) đã lặp đi lặp lại những từ tiếng Anh như “down mood”, “damage” và hàng loạt từ khác thay vì sử dụng tiếng Việt.

Hai MC chương trình là Trác Thúy Miêu và Dustin Nguyễn cũng không hề nhắc nhở mà phối hợp rất nhuần nhuyễn, khiến người xem có cảm giác đây là một chương trình… của hải ngoại. Trong một số chương trình khởi nghiệp trên truyền hình hay truyền cảm hứng cho giới trẻ, cũng có thể dễ dàng bắt gặp các nhân vật nói chuyện pha trộn tiếng Anh vào câu nói tiếng Việt như thế. 

Trong đời sống hàng ngày, có thể gặp rất nhiều trường hợp “Tây ta lẫn lộn” như thế, từ những câu chuyện trò, giao tiếp hàng ngày, trong trao đổi công việc, email công việc hay kế hoạch công việc… Nó xuất hiện cả trong cách ăn nói, cách viết hay trò chuyện giao lưu của nhiều nhân vật nội tiếng trên mạng xã hội.

Dường như, nói chuyện kiểu nửa Tây nửa ta đã trở thành một trào lưu, một cách giao tiếp để thể hiện sự hiện đại và sành điệu của một bộ phận giới trẻ. Đến nỗi, một doanh nhân trẻ khá có tiếng đã lên tiếng mong mỏi các bạn trẻ hãy giữ gìn sự thuần khiết của tiếng Việt, đừng dùng cách nói chuyện như thế vì lâu dài sẽ khiến ngôn ngữ tiếng Việt bị cùn mòn mất.

May mắn là, tuy khá phổ biến trong đời sống hằng ngày, được nhiều người chạy theo như trào lưu, nhưng một khi xuất hiện trên truyền hình, những cách giao tiếp lai căng này lập tức bị phản ứng, điều đó cho thấy, phần đông người Việt trẻ vẫn “dị ứng” với sự học đòi ngôn ngữ nói trên.

Nhiều doanh nhân, người nổi tiếng tâm huyết với tiếng Việt, dù xuất ngoại trở về, khi nói chuyện bằng tiếng Việt vẫn ý thức giữ cách nói thuần Việt, không lai tạp. Hy vọng rằng, đó thực sự chỉ là một trào lưu được bùng lên trong một giai đoạn để rồi người trẻ Việt vẫn trở về với thứ tiếng mẹ đẻ chính thống, trong sáng và thuần khiết.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com