Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Người lao động Việt Nam trước những thách thức và cơ hội mới: Cần chủ động thích ứng

01/05/2020 15:53

Kinhte&Xahoi Do tác động của dịch Covid-19, thị trường việc làm cho người lao động nước ta bị thu hẹp, số người bị thất nghiệp tăng lên. Song tình trạng này sẽ không kéo dài. Thời gian tới, người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm không chỉ do hoạt động kinh tế - xã hội từng bước được phục hồi mà còn đến từ những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết. Do đó, muốn có việc làm phù hợp, người lao động và các cơ quan chức năng cần chủ động thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động bằng nhiều giải pháp.

Người lao động cần được nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, trang bị các kỹ năng mềm nhằm chủ động thích ứng với thay đổi của thị trường lao động. Ảnh: Viết Thành

Những thách thức hiện hữu

Tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Pháp, Trường Đại học Hà Nội, chị Trần Diệu Linh ở ngõ 32, đường Đỗ Đức Dục (quận Nam Từ Liêm) làm việc tại một công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch và luôn nhận được mức lương khá. Thế nhưng, thời gian gần đây, cũng như nhiều lao động trong lĩnh vực du lịch, chị Trần Diệu Linh tạm thời bị mất việc làm.

Không riêng trường hợp nêu trên, theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), từ đầu năm 2020 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận hơn 16.000 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm trên địa bàn Hà Nội giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Phạm Quang Vinh cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Tỷ lệ lao động tham gia lực lượng lao động xã hội đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, khi chỉ có 75,4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia, giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Số lao động thất nghiệp của cả nước là gần 1,1 triệu người, tăng so với cùng kỳ những năm trước.

Cơ hội việc làm càng bị thu hẹp hơn khi hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cơ bản phải tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đáng chú ý, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước mới đạt hơn 23%, nên một bộ phận người lao động còn thiếu kỹ năng nghề, dễ bị máy móc thay thế.

Song, bên cạnh những thách thức hiện hữu, người lao động Việt Nam cũng có nhiều cơ hội việc làm mới. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hoạt động kinh tế - xã hội trong nước từng bước được khôi phục trở lại. Đáng chú ý, theo tính toán của các cơ quan chức năng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), dự kiến có hiệu lực từ tháng 7-2020 sẽ tạo ra 146.000 vị trí việc làm ở nước ta mỗi năm, tập trung vào các ngành dệt may, da giày, nội thất… “Đây là những ngành thị trường lao động Việt Nam có thế mạnh, nên người lao động sẽ có thêm cơ hội việc làm”, bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Dịch vụ tuyển dụng và Tư vấn nhân sự, Tập đoàn Manpower tại Việt Nam đánh giá.

Lao động ngành Dệt may có thêm nhiều cơ hội việc làm mới khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Nhật Nam

Nỗ lực nắm bắt cơ hội

Trước thực trạng khó khăn do dịch Covid-19 mang lại, các cơ quan chức năng đang hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bằng các chính sách an sinh xã hội chưa có tiền lệ như: Cho vay vốn không lãi suất với những doanh nghiệp gặp khó khăn; hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động bị mất việc, nghỉ việc không lương... Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các ngành, địa phương thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của thị trường trong nước, quốc tế để làm căn cứ xây dựng giải pháp kết nối người lao động với thị trường khi dịch Covid-19 được kiểm soát. 

Đồng hành với các cơ quan chức năng, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã triển khai các dự án hỗ trợ người lao động tiếp cận cơ hội việc làm mới. Chẳng hạn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam triển khai chương trình “20.000 việc làm từ xa hỗ trợ sinh viên Việt Nam”, tại địa chỉ: http://sinhvien.vieclamtuxa.vn; Ban Tổ chức triển khai cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với một số đơn vị khởi động dự án 200.000 cơ hội việc làm, với tên gọi: “Việc làm trao tay, đánh bay Covid-19” trên phạm vi cả nước. Bà Dương Thị Tuyết Trinh, cán bộ phụ trách dự án cho biết, dự án đã phối hợp với hàng nghìn doanh nghiệp đăng tải thông tin tuyển dụng lao động trên các trang web: timviecnhanh.com, vieclam24h.vn, viectotnhat.com và mywork.com.vn nhằm thu hút những người đang có nhu cầu tìm việc làm tham gia. Vị trí các công việc tuyển dụng thuộc nhiều ngành, nghề, lĩnh vực, phù hợp với nhiều độ tuổi. Thông tin về công việc và nhà tuyển dụng đều được công khai, giúp người lao động thuận lợi lựa chọn những công việc mới.

Để giúp người lao động đón đầu cơ hội việc làm khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giải pháp bền vững hơn đang được các cơ quan chức năng triển khai là đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo nghề. “Trong năm 2020, dù khó khăn, gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cả nước phấn đấu tuyển sinh, đào tạo nghề cho khoảng 2 triệu lượt người, góp phần bổ sung lực lượng lớn lao động qua đào tạo”, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Trương Anh Dũng thông tin.

Để tạo thêm việc làm cho người lao động trong giai đoạn mới, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) Vũ Thị Thu Thủy cho rằng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển từ kinh doanh trực tiếp sang kinh doanh trực tuyến... Còn Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng lưu ý, người lao động cần nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, trang bị các kỹ năng mềm, nhằm chủ động thích ứng với thay đổi không ngừng của thị trường lao động…

Ở góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, Bộ và các bộ, ngành chức năng đang tập trung triển khai những biện pháp toàn diện, hiệu quả để giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đối với xã hội và thị trường lao động; đồng thời xây dựng hướng dẫn thực thi một số chính sách về lao động, việc làm mới. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ để người lao động có thêm nhiều cơ hội về việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/966196/nguoi-lao-dong-viet-nam-truoc-nhung-thach-thuc-va-co-hoi-moi-can-chu-dong-thich-ung?fbclid=IwAR1jD6rZfhTHLZbuW4WZhpRBMa37PZFNxASdPBXHJdHC5PLNZAxEyiLn1ZE

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com