Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Người trẻ với nỗi sợ hậu COVID-19

06/05/2022 15:31

Kinhte&Xahoi Từng bị nhiễm SARS-CoV-2 hồi tháng 3/2022, khỏi bệnh, anh Phạm Quang Thắng (Hà Đông, Hà Nội) vẫn gặp nhiều triệu chứng: Hụt hơi, mệt mỏi, hay quên, stress… Anh bày tỏ: “Không chỉ tôi mà còn nhiều bạn bè nữa cũng đang gặp phải vấn đền này và nỗi sợ hậu COVID”.

Ám ảnh COVID-19

 Sau kì nghỉ Tết Nguyên đán trở lại với công việc được nửa tháng, anh Phạm Quang Thắng vô tình tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 và trở thành F0. “Chỉ sau tiếp xúc một ngày, gặp phải mưa, về nhà tôi bắt đầu bị đau họng và test COVID-19 thì lên hai vạch. Rồi các triệu chứng: Sốt cao, khó thở, nồng độ oxy trong máu sụt giảm, đau đầu, đau bụng, mất mùi vị lần lượt xuất hiện. Lúc ấy, tôi khá hoang mang, tuy nhiên, cũng thời điểm đó các ca COVID-19 gia tăng “chóng mặt”, vào nhóm F0 của phường, được chia sẻ cách điều trị nên tôi bình tĩnh hơn”, anh nói.

Sau một tuần cách ly, uống thuốc đều đặn, tự điều trị, anh Thắng khỏi bệnh. Có điều, các triệu chứng hậu COVID lại thường xuyên xuất hiện với anh. Cho đến bây giờ, anh vẫn dễ bị mệt mỏi, đau xương khớp, hụt hơi, hay quên.

“Mình có tham khảo tài liệu và thấy người từng bị COVID dễ mắc triệu chứng sương mù não. Đấy được coi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhân COVID-19 kéo dài. Triệu chứng dai dẳng này thường khiến người bị rơi cảm giác mơ hồ, không thể tập trung”, anh Thắng chia sẻ.

Y bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19

Từ một người vui vẻ hòa đồng, sau khi nhiễm SARS-CoV-2, Nguyễn Thuỳ Liên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thay đổi tâm tính và lối sống khác thường, tránh né tiếp xúc mọi người xung quanh. Trải qua 3 tháng hậu COVID-19, cô gái trẻ sống trong mệt mỏi, vô cảm, suy diễn bản thân có thể mắc phải các bệnh lây nhiễm…

Cả ngày Liên chỉ chăm chăm rửa tay sát khuẩn. Hễ cứ đụng vào thứ gì là cô lại muốn rửa tay, nhìn đồ vật xung quanh đều nghi ngờ mang mầm bệnh COVID-19. Kể cả với những con thú cưng nuôi ở nhà, cô cũng xua đuổi đi vì sợ lây bệnh. Sau thời gian trị liệu trầm cảm, rối loạn cảm xúc, cuộc sống của Thuỳ Liên mới dần ổn định lại.

“Mắc bệnh COVID-19 đã sợ rồi nhưng hậu COVID cũng sợ không kém. Trước đây tôi có trí nhớ rất tốt, nói một lần hay chỉ cần nhắc một lần là nhớ nhưng bây giờ thì quên liên tục, thậm chí có những thứ đồ dùng hàng ngày như chìa khoá, kính mắt, để trước mặt hoặc đeo trên mắt vẫn loanh quanh đi tìm. Rồi tôi còn bị ho nhiều, có đờm vướng ở cổ họng, khó thở, thở hụt hơi, tim đập nhanh, , người bủn rủn tay chân, thiếu năng lượng, trằn trọc khó ngủ”, cô gái 9X cho hay.

Đừng quên tăng cường sức khoẻ, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn

 Trên mạng xã hội có nhiều hội, nhóm chia sẻ về di chứng hậu COVID-19. Các thành viên chia sẻ triệu chứng, cách điều trị và giúp đỡ nhau vượt qua hậu COVID. Có người đã kể về những nỗi sợ hãi ám ảnh của mình và hay tin người quen qua đời vì mắc COVID-19. Với người này, đó là một cú sốc lớn và ngày đêm sợ cái chết đến với mình.


Bạn trẻ chia sẻ về di chứng hậu COVID

Một nghiên cứu theo dõi người bệnh sau nhiễm COVID-19 cho kết quả, có từ 33%-76% người bệnh gặp triệu chứng hậu COVID kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi khỏi bệnh. F0 đã khỏi bệnh vẫn có thể gặp hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài từ 2-6 tháng như: Sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, đau cơ bắp, rụng tóc, rối loạn nội tiết… Một số triệu chứng có thể tự khỏi, một số biến chứng sau khi khỏi COVID-19 trở nặng phải nhập viện điều trị, gây ảnh hưởng sức khỏe và tài chính.

Ngày hôm qua (5/5), Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.305 ca mới, tăng 1.217 ca so với ngày trước đó tại 56 tỉnh, thành phố trên cả nước và có 3.616 ca cộng đồng.

Theo một số bác sĩ chuyên điều trị bệnh COVID-19, đến nay, COVID-19 được nhiều người dân tự xem là "bệnh lưu hành" và chủ quan không phòng bệnh. Tuy nhiên, diễn biến của dịch vẫn đang rất phức tạp với nhiều biến thể mới khó lường. Vì vậy, chúng ta đừng quên tăng cường sức khoẻ, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn… để giảm thiểu mắc bệnh và hội chứng hậu COVID.

Lê Dung - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nguoi-tre-voi-noi-so-hau-covid-19-195732.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com