Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Những “liều thuốc” tinh thần với F0

01/09/2021 10:18

Kinhte&Xahoi Những ngày TP HCM và một số tỉnh thành phía Nam bùng phát dịch bệnh nặng nề, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 là một trong những lãnh đạo Chính phủ thường xuyên “trực chiến” tại các địa phương, có những chỉ đạo kịp thời.

Một trong những kinh nghiệm ông thường căn dặn các cơ quan chức năng là công thức “4-3-3”, nghĩa là để các F0 nhanh chóng hết mắc COVID-19 thì 40% nhờ thuốc, 30% dinh dưỡng và 30% tinh thần.

Giúp bệnh nhân giải tỏa tâm lý nặng nề

Phó Thủ tướng cho biết những liều thuốc tinh thần rất quan trọng đối với bệnh nhân COVID-19. Ông nêu dẫn chứng từng trực tiếp đến thăm một người nhiễm COVID-19 đang cách ly, điều trị tại nhà ở TP HCM; và chứng kiến chỉ số nồng độ oxy trong máu (SPO2) xuống thấp. Thế nhưng sau khi được bác sĩ quân y thăm khám, tư vấn, phát thuốc thì bệnh nhân này đã cải thiện được chỉ số SPO2.

Phó Thủ tướng thăm bếp ăn do Đại đức Thích Minh Đạo, trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ, tổ chức.

Với một số F0, liều thuốc tinh thần còn là sự chăm sóc của những tình nguyện viên (TNV) đặc biệt, những nhà tu hành trong cuộc sống luôn được các Phật tử, con chiên kính trọng.

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM đã 2 lần tổ chức Lễ xuất quân cho các vị tăng ni, phật tử cùng chức sắc, tu sĩ của Công giáo và đạo Tin Lành đăng ký là tình nguyện viên xung phong lên tuyến đầu chống dịch tại BV Hồi sức chuyên sâu COVID-19 (214 người), BV Dã chiến số 10 (45 người), BV Dã chiến số 12 (40 người) và BV Nhân dân Gia Định...

Cùng với đó, các Tòa Giám mục cũng quan tâm, kêu gọi các linh mục, tu sĩ và tín đồ phát huy tinh thần chia sẻ và chung tay tham gia các hoạt động thiện nguyện trong công tác phòng, chống dịch, trong đó có gần 300 linh mục, tu sĩ tham gia hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.

Tất cả các TNV đều đã trải qua khóa học tập huấn kiến thức, kỹ năng y tế trong môi trường có bệnh nhân mắc COVID-19; đã được tiêm vaccine phòng COVID-19; có kết quả âm tính RT- PCR trước khi lên đường.

Tại BV dã chiến số 10 (Thủ Đức), nơi có gần 50 nữ tu công giáo, tăng ni, phật tử tình nguyện phục vụ, chăm sóc bệnh nhân; GĐ BV Nguyễn Thanh Vinh cho biết, BV có 3.000 giường và hiện đang điều trị cho hơn 1.200 bệnh nhân, cả bệnh viện đang có 15 bác sĩ, hơn 70 điều dưỡng, hơn 50 nhân sự ngoài y tế. Sự hỗ trợ của các TNV, trong đó có các tu sĩ, tín đồ tôn giáo có ý nghĩa rất đặc biệt, thậm chí góp phần giúp nhiều bệnh nhân giải toả tâm lý nặng nề, tiêu cực khi mắc bệnh.

Khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới thăm BV, nữ tu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Dòng nữ Đa Minh Bà Rịa, chia sẻ, mới đầu làm tình nguyện vào BV dã chiến chưa quen công việc, bỡ ngỡ nên các TNV còn lo lắng. Thời gian sau được các bác sĩ bệnh viện hướng dẫn, khi quen việc, mọi người thấy không quá khó khăn, đáng sợ như ban đầu. “Lúc đầu mới vào ai cũng hơi sợ, nhưng khi gặp gỡ, chăm sóc cho bệnh nhân rồi thì không còn sợ. Chăm bệnh nhân ai cũng chăm được, chỉ cần có tấm lòng”, nữ tu Hồng Hạnh nói.

Các tình nguyện viên Phật giáo lên đường chống dịch.

Sư thầy Thích Thanh Đạo, Thiền viện Trúc Lâm Bình Phước cho hay, bệnh nhân COVID-19 không có người thân bên cạnh, khi được hỗ trợ, hỏi thăm cảm thấy đón nhận được tình yêu thương sẽ mau bình phục. Nhìn nhiều người được xuất viện mừng vui, cảm ơn; cả bác sĩ và các TNV đều thấy ấm lòng.

Phó Thủ tướng cảm ơn và gửi lời hỏi thăm tất cả TNV tôn giáo đã không ngại khó khăn, gian khổ để chung tay cùng chính quyền đến chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19.

Giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, nhiều bệnh nhân không khỏi hoang mang, lo lắng thì sự có mặt của các nữ tu, các tăng ni, phật tử ở bên cạnh động viên, an ủi sẽ là liều thuốc tinh thần rất lớn, tiếp thêm sức cho người bệnh vượt qua bệnh tật.

Không chỉ nữ tu Hồng Hạnh mà tất cả các tình nguyện viên đều luôn mong muốn, chờ đợi ngày BV dã chiến này và các BV dã chiến khác được giải thể, lúc đó có nghĩa là hết bệnh nhân. Đáp lại, Phó Thủ tướng chia sẻ: “Tất cả chúng ta đều mong như vậy. Nhưng bây giờ không chỉ mong nữa mà phải làm cho nó giải thể nhanh nhất. Và chắc chắn mình làm được”.

Trao đổi thêm với lãnh đạo BV dã chiến số 10, Phó Thủ tướng nói cần lưu ý hơn nữa đến chế độ dinh dưỡng bổ sung cho người bệnh như cháo dinh dưỡng, trái cây… kết hợp các loại thuốc điều trị từ sớm, thở oxy dòng cao, tinh thần thoải mái thì sẽ hạn chế tối đa trường hợp chuyển nặng.

Các tình nguyện viên Công giáo tham gia hỗ trợ phòng chống dịch.

Phát huy truyền thống tốt đẹp gắn bó đồng hành cùng dân tộc

Một trong những địa chỉ đặc biệt khác Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghé thăm tận nơi, là bếp ăn ở Trường tiểu học Lương Thế Vinh (phường Bình Thọ, Thủ Đức) do Đại đức Thích Minh Đạo, trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ, tổ chức.

Bếp ăn này mỗi ngày phục vụ từ 4.000-6.000 suất ăn miễn phí cho bệnh nhân ở các BV dã chiến, lực lượng chống dịch, người dân và sinh viên khó khăn ở TP HCM và Bình Dương.

Đại đức Thích Minh Đạo cho biết bếp ăn được mở từ đầu tháng 7/2021, cung cấp mỗi ngày hai suất ăn sáng và chiều cho các địa điểm. Lực lượng nấu ăn của bếp là các TNV, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, dân quân tự vệ. Các đầu bếp là các giáo viên lâu nay nấu cơm cho trường tiểu học Lương Thế Vinh. Chùa Nam Thiên Nhất Trụ cũng đang mở thêm một bếp ăn nữa ở Bình Dương.

Để góp phần chia sẻ những khó khăn với các lực lượng, bệnh nhân đang ngày đêm chống dịch, trong những ngày tháng qua nhiều chùa, cơ sở thờ tự Phật giáo, Công giáo, Tin Lành…. thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hưởng ứng phong trào “Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch”. Bình quân mỗi ngày có hàng chục nghìn suất ăn tại những bếp ăn từ thiện được đưa tới các BV dã chiến, khu cách ly tại TP HCM.

Các tình nguyện viên Công giáo tham gia hỗ trợ phòng chống dịch.

Phó Thủ tướng một lần nữa cảm ơn sự chung tay của các tôn giáo, cùng với chính quyền gánh vác, hỗ trợ cho lực lượng chống dịch, bệnh nhân và người dân trong những ngày tháng khó khăn. Những cử chỉ hỗ trợ đầy ấm áp đã vun đắp thêm truyền thống nhân ái, nghĩa đồng bào, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn; phát huy truyền thống tốt đẹp gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống “Tốt đời đẹp đạo” và tinh thần trách nhiệm cao cả với đất nước, nhân dân.

Phó Thủ tướng khẳng định các tôn giáo đã, đang và sẽ tích cực tham gia phòng, chống dịch với nhiều mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng cùng đất nước ngăn chặn, từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Cùng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch

Phát biểu tại phiên thảo luận trên diễn đàn Quốc hội mới đây, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (ĐBQH đoàn Hà Nội) bày tỏ, hơn 2.000 năm qua, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. “Khi đất nước có giặc ngoại xâm, tăng ni cởi cà sa mặc áo bào cùng đánh đuổi quân xâm lăng. Khi có thiên tai, tăng ni, phật tử khắp mọi miền tới những nơi bị ảnh hưởng để hỗ trợ người dân. Thời dịch bệnh, tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse cùng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch”.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết, nhiều ngôi chùa xung phong thành bệnh viện dã chiến. Nhiều máy thở, phòng áp lực âm, trang thiết bị y tế được Giáo hội Phật giáo trao tặng. Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành cùng tín đồ phật tử đã góp hàng trăm tỷ đồng vào Quỹ Vaccine.

Trước đó, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng kêu gọi phật tử cả nước cấm túc, ở yên một chỗ tụng kinh cầu nguyện, đẩy lùi dịch bệnh.

Tại TP HCM, hưởng ứng lời kêu gọi của MTTQ, Ban Tôn giáo và Sở Y tế, chỉ trong 5 ngày đầu tiên đã có hơn 1.000 chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận đăng ký tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, do những quy định liên quan đến độ tuổi, yêu cầu về sức khỏe và nơi cư trú, nên chỉ khoảng 700 người được tuyển chọn. 

Nguyễn Hà - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nhung-lieu-thuoc-tinh-than-voi-f0-d165094.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com