Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

“Nóng” tình trạng thực phẩm bẩn dịp cuối năm

09/12/2021 17:59

Kinhte&Xahoi Thời điểm gần Tết Nguyên đán, lợi dụng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, các đối tượng đã trà trộn, tung ra thị trường những thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để trục lợi.

Liên tiếp phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm

 Cứ “đến hẹn lại lên”, vào những tháng cuối năm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao, khiến vi phạm an toàn thực phẩm cũng gia tăng. Đây cũng là thời điểm để gian thương lợi dụng, tung ra thị trường những thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, tại Nghệ An cơ quan chức năng đã liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn thực phẩm đi tiêu thụ.

Công an thành phố Tam Điệp, Ninh Bình bắt giữ xe tải vận chuyển gần 3 tấn thực phẩm bẩn

Theo Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An, thời gian vừa qua liên tiếp phát hiện, thu giữ và tiêu hủy thực phẩm bẩn như thịt sườn lợn bốc mùi hôi thối, đường trắng không hóa đơn chứng từ, bánh quy quá hạn sử dụng… Mặc dù biết là có hại cho sức khỏe người dùng nhưng các đối tượng vẫn cố ý buôn lậu mặt hàng này vì lợi nhuận cao.

Lợi dụng việc nới lỏng giãn cách, các cơ sở bán hàng ăn uống được phép hoạt động trở lại, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng lên, các đối tượng gian thương đã lén lút tuồn các loại thực phẩm bẩn vào thị trường tiêu thụ. Thực trạng này đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm, nhất là vào thời điểm cuối năm, Tết Nguyên đán đang đến gần và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân đang gia tăng.

Cụ thể, khi bất ngờ kiểm tra 1 ô tô tải mang biển kiểm soát 29H-010.19 do ông Nguyễn Công Nam ở xóm 4, Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An điều khiển, Đội QLTT số 11 thuộc Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế Công An TP Vinh đã phát hiện ra trong thùng xe có hơn 650kg thịt sườn lợn không xuất xứ, nguồn gốc đang đưa đi tiêu thụ. Dù đã được cấp đông nhưng toàn bộ số hàng này đều đã bốc mùi hôi thối.

Dù bị bắt quả tang đang vận chuyển thực phẩm bẩn không có hóa đơn chứng từ, không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp, nhưng khi làm việc với cơ quan chức năng, lái xe tìm mọi cách che giấu về nguồn gốc hàng hóa cũng như thông tin của chủ lô hàng này.

Trước đó, Công an thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) phát hiện bắt giữ gần 3 tấn thực phẩm bẩn là xúc xích, chả cá đã quá hạn sử dụng, biến đổi màu sắc được vận chuyển từ Hà Nội về Ninh Bình tiêu thụ.

Tổ công tác Công an thành phố Tam Điệp tiến hành kiểm tra xe ôtô BKS: 29H-014.61 do Nguyễn Văn Long, SN 1989, trú ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An điều khiển. Kiểm tra trên xe, lực lượng chức năng phát hiện gần 3 tấn xúc xích và chả cá đã quá hạn sử dụng, bị biến đổi màu sắc và bốc mùi hôi, thối. Chủ của số hàng này là Lê Bật Anh, SN 1983, trú ở thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Tại cơ quan điều tra, Lê Bật Anh khai nhận đã mua số hàng trên từ Hà Nội sau đó vận chuyển về Ninh Bình để bán kiếm lời.

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm

 Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã được tăng cường. Nhờ đó, nhiều cơ sở đã có chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn khiến người tiêu dùng lo lắng, nhất là vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao, đòi hỏi cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, siết chặt quản lý hơn nữa để ngăn chặn thực phẩm "bẩn" một cách triệt để.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm vẫn được quận Cầu Giấy đặc biệt chú trọng. Trong 9 tháng năm 2021, quận đã thành lập 14 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Cụ thể, các đoàn kiểm tra cấp phường đã kiểm tra, giám sát được 552/1.603 cơ sở, trong đó số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 375.

Cấp quận cũng kiểm tra được 175/1.450 cơ sở, số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 133 cơ sở. Qua công tác kiểm tra, các đoàn đã tiến hành lập biên bản, xử phạt hơn 726,5 triệu đồng đối với cơ sở vi phạm.

Lực lượng chức năng kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh quán ăn, nhà hàng

Để công tác kiểm tra đạt hiệu quả, theo bà Nguyễn Thị Tô Hà, Phó Trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy, quận đã tổ chức kiểm tra dựa theo các cơ sở được phân cấp, phối hợp tốt giữa các đơn vị, nên không có tình trạng chồng chéo. Cùng với đó, các đoàn kiểm tra cũng áp dụng các biện pháp xét nghiệm nhanh thực phẩm tại thời điểm kiểm tra và xử lý nghiêm cơ sở vi phạm. Từ đó, các cơ sở đã có ý thức chấp hành tốt quy định của pháp luật.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các lỗi vi phạm mà các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn quận thường gặp phải, như: Chưa đăng ký kinh doanh; Không thực hiện hoặc thực hiện lưu mẫu không đúng quy định; Thiếu giấy khám sức khỏe của nhân viên, nhân viên không mặc trang phục bảo hộ, đeo găng tay, đội mũ; Tủ bảo quản xếp lẫn lộn thực phẩm sống - chín...

Nhằm ngăn chặn thực phẩm “bẩn” hoành hành trong dịp cuối năm, Phó Trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Tô Hà cho hay, lực lượng chức năng quận sẽ tiếp tục triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, tập trung vào thời điểm cuối năm, sát Tết và tập trung vào mặt hàng được tiêu dùng nhiều; Trong đó, tăng cường rà soát, thống kê, cấp phép hoạt động kinh doanh rượu trên địa bàn quận; Hạn chế tối đa việc kinh doanh rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Liên quan đến vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong cho biết: Để công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đạt được hiệu quả, bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch cần tăng cường việc thanh tra, kiểm tra đột xuất, hậu kiểm nhằm hạn chế tối đa thực phẩm không bảo đảm an toàn chất lượng lưu thông trên thị trường, đồng thời kiên quyết xử lý vi phạm.

Cùng với đó, các đơn vị chức năng cần cung cấp thông tin các cơ sở đạt và không đạt về an toàn thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và lựa chọn thực phẩm an toàn, tẩy chay thực phẩm không an toàn.

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nong-tinh-trang-thuc-pham-ban-dip-cuoi-nam-185147.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com