Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Phán quyết nào dành cho những hành vi gian dối của Tân Hồng Hà?

25/11/2018 14:26

Kinhte&Xahoi Đại diện ICC cho rằng: Trước những sai phạm của Công ty Tân Hồng Hà, mong HĐXX sẽ đưa ra bản án công bằng, thấu tình, đạt lý.

Ngày 22/11/2018, TAND quận Ba Đình đã tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án kinh doanh thương mại về việc “Tranh chấp hợp đồng nguyên tắc” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Tân Hồng Hà (Công ty Tân Hồng Hà) và bị đơn là Công ty cổ phần tư vấn dự án đầu tư Quốc tế (Công ty ICC).

Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Đặng Quỳnh Chi; Đại diện Viện kiểm sát là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy; Hội thẩm nhân dân là ông Phùng Ngọc Toàn và ông Đào Văn Nghiệp.

Dự án 317 Trường Chinh, Chủ đầu tư ICC đã khẳng định Tân Hồng Hà đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Mặc dù là nguyên đơn nhưng Tân Hồng Hà không trả lời được câu hỏi của HĐXX

Trình bày trước Tòa, người đại diện Công ty ICC bày tỏ, ông đặt niềm tin vào HĐXX và mong chờ một phán quyết khách quan, công bằng nhất.

Đại diện Công ty ICC cho biết, khi phát hiện ra những sai phạm, Công ty đã có nhiều văn bản gửi trực tiếp cho Tân Hồng Hà, yêu cầu phía Tân Hồng Hà kịp thời dừng lại những hành vi vi phạm trước khi quá muộn. Ban đầu, có những văn bản này phía Công ty Tân Hồng Hà đã ký nhận. Tuy nhiên, có nhiều văn bản sau đó, Tân Hồng Hà không ký nhận nữa, buộc ICC phải dùng đến hình thức chuyển phát nhanh cho Tân Hồng Hà theo đúng quy định của pháp luật.

“Bản thân Công ty ICC là Chủ đầu tư nhưng từ khi công trình thi công, chúng tôi không được bước chân vào công trường do Công ty Tân Hồng Hà thuê người chặn lại. Hơn nữa, chúng tôi là Chủ đầu tư, bên Tân Hồng Hà chỉ là nhà thầu mà Công ty này không báo cáo cho ICC bất kỳ công việc gì? Phải chăng, đã có sự khuất tất trong quá trình thi công Dự án này? Chúng tôi nghi ngờ chất lượng và khối lượng công trình không được đảm bảo”, phía bị đơn bức xúc.

Đại diện của Công ty Tân Hồng Hà.

Đặc biệt, khi nguyên đơn trưng ra chứng cứ trước Tòa là Phụ lục hợp đồng số 02.1/2017-PLHĐ - HTĐT ngày 20/10/2016 được ký giữa hai bên, phía bị đơn hoàn toàn bất ngờ bởi chưa bao giờ phía bị đơn được biết đến bản Phụ lục này. Trước Tòa, đại diện phía bị đơn đề nghị được cung cấp bản gốc của bản Phụ lục nhưng đề nghị này không được chấp nhận nhưng qua bản sao Phụ lục hợp đồng này, phía bị đơn phát hiện ra rằng, con dấu đóng trên văn bản giả mạo này cũng lại là một con dấu giả khác. Điều đáng nói là, con dấu này là con dấu giả thứ 3 mới được phát hiện ngay tại Tòa. Với chứng cứ mới phát sinh tại Tòa và nguyên đơn khẳng định sẽ cung cấp bản gốc cho Tòa, hiện tại, Công ty ICC và các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty đã đề nghị HĐXX coi đó là cơ sở tạm đình chỉ giải quyết vụ án để trưng cầu giám định.

Cũng tại phiên tòa này, một nội dung hết sức quan trọng cần được làm rõ để xác định đúng hành vi gian dối, nhằm chiếm đoạt khối tài sản của Dự án, đó là: Nguyên đơn đã tự ý ký hợp đồng huy động vốn với Công ty Linh Anh và Công ty Elite khi Dự án chưa đủ điều kiện bán hàng theo quy định là vi phạm pháp luật và trái với thỏa thuận đã ký với ICC. Nguy hiểm hơn, Công ty ICC là đối tượng ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, ông Khoa khi đó là Chủ tịch HĐQT của ICC ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng nhưng ông vẫn là người đại diện theo pháp luật của Tân Hồng Hà. Việc làm này của ông Khoa chẳng khác nào “một mình ông đóng cả hai vai chèo”. Đó là việc làm trái với các quy định của pháp luật về Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bất động sản. Vậy, việc Tân Hồng Hà lại bán các căn hộ thuộc Dự án 317 Trường Chinh đang thế chấp Ngân hàng NCB mà không báo cáo cho Chủ đầu tư cũng như Ngân hàng NCB biết là đúng hay sai? Thế nhưng, điều đáng nói là phía Tân Hồng Hà từ chối trả lời câu hỏi này

 Hình ảnh Văn phòng BQL dự án ICC bị Cty Tân Hồng Hà khống chế không cho nhân viên ra vào để làm việc.

Khi LS của bị đơn hỏi đại diện nguyên đơn: Công ty Tân Hồng Hà đã thanh toán được bao nhiêu phần trăm giá trị hợp đồng đã ký kết với ICC? Ông Vũ Xuân Lai, đại diện nguyên đơn không thể đưa ra câu trả lời này.

Một vấn đề hết sức quan trọng khi bị đơn cho rằng, nguyên đơn đã tự ý khắc thêm nhiều con dấu để đóng vào những văn bản nguyên đơn tự soạn thảo gửi cho các cơ quan chức năng với mục đích không trong sáng. Vậy, việc khắc thêm những con dấu này có tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hay không? Song, ông Vũ Xuân Lai, đại diện bên Tân Hồng Hà cho biết: Ông tự thấy việc cần thiết phải làm thêm con dấu nên đã đề xuất với ông Nguyễn Minh Khoa, được ông Khoa đồng ý nên ông đã tự thuê khắc hai con dấu của Công ty ICC.

Phía bên ngoài dự án.

Rất nhiều câu hỏi cả phía Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị đơn cũng như câu hỏi mà HĐXX đặt ra không được phía Tân Hồng Hà trả lời thỏa đáng mà phần lớn là từ chối trả lời. Thái độ bất hợp tác của phía nguyên đơn trước Tòa cho thấy: Mặc dù chủ động làm đơn khởi kiện nhưng nguyên đơn không xuất trình được các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình, có chăng đó chỉ là những văn bản photo hoặc bị làm giả.

LS Tuấn và LS Thuyên người bảo vệ hợp pháp phía công ty ICC.

Ví dụ: Văn bản số 125/2017/ICC ngày 12/4 về việc đề nghị điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án 317 Trường Chinh mà Công ty ICC gửi UBND TP. Hà Nội và Sở Kế hoạch - Đầu tư do ông Phạm Xuân Đức, Tổng Giám đốc ICC ký đã bị ông Nguyễn Minh Khoa làm giả để gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư. Điều đáng nói là khi ký Văn bản này với chức danh Chủ tịch HĐQT Công ty ICC, ông Khoa lúc đó đã bị HĐQT Công ty ICC phế truất chức danh này. Đương nhiên, con dấu đóng trên văn bản này là dấu giả. Ngạc nhiên hơn, cũng vẫn từ Văn bản số 125 này, tại bản nộp làm chứng cứ gửi cho Tòa án, ông Khoa lại sử dụng danh nghĩa Liên danh Công ty ICC và Tân Hồng Hà để ký vào Văn bản. Điều đó cho thấy, chỉ cùng một Văn bản mà ông Khoa đã “chế biến” thành hai Văn bản giả khác nhau, được đóng bằng hai con dấu giả khác nhau, gửi cho hai cơ quan khác nhau, trong đó nguy hiểm hơn là một bản dùng làm chứng cứ giao nộp cho Tòa án (Bút lục 178b). Đây là bằng chứng thể hiện rõ hành vi bất chấp pháp luật của ông Nguyễn Minh Khoa, kể cả khi đối diện với cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án - PV).

Tiếp đó, Công văn số 168 ngày 29/5/2017 là tài liệu Công ty Tân Hồng Hà cung cấp cho Tòa án và nộp lên Sở Kế hoạch - Đầu tư. Song, bản gốc lưu ở Sở Kế hoạch - Đầu tư được Tòa án gửi đi giám định tại Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an TP. Hà Nội. Cơ quan này đã xác định, con dấu đóng trên Văn bản 168 và con dấu đóng trên Văn bản 125 nói trên không đồng nhất với con dấu hợp pháp của Công ty ICC đã được các cơ quan chức năng công nhận trước đó.

Phía ICC cho rẳng Công ty Tân Hồng Hà đã làm giả nhiều giấy tờ?

Nghi ngờ một vụ án xét xử thiếu khách quan, không công bằng

Trong phiên tòa, LS bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Công ty ICC chỉ ra nhiều điểm bất thường và sai trái của Công ty Tân Hồng Hà.

Cụ thể, phía Công ty ICC có đủ bằng chứng để chứng minh, ngay từ đầu, Công ty Tân Hồng Hà đã vi phạm nghiêm trọng Hợp đồng hợp tác đầu tư hai bên đã ký kết, chẳng hạn không thanh toán đúng tiến độ số tiền đặt cọc ban đầu cũng như mọi nghĩa vụ thanh toán đã quy định rõ trong Hợp đồng thì phía Tân Hồng Hà lại không chứng minh được việc đã thực hiện nghiêm túc những điều khoản này.

Nguyên đơn trình bày, phía nguyên đơn đã chuyển cho bị đơn 57 tỷ đồng theo Hợp đồng hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, nguyên đơn không cung cấp được chứng cứ thể hiện việc đã chuyển số tiền này. Trong khi đó, phía bị đơn khẳng định chỉ có tài liệu chứng minh Tân Hồng Hà đã chuyển 26,5 tỷ đồng cho ICC từ ngày 5/8/2015 đến ngày 19/8/2016. Song, số tiền này lại nằm trong số tiền 87 tỷ đồng mà Công ty ICC đã chuyển cho phía Tân Hồng Hà để xây dựng công trình.

Phiên tòa diễn ra ngày 22/11/2018.

Cũng tại phiên tòa, đại diện của bị đơn đã chứng minh được việc: Quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư, Công ty Tân Hồng Hà không có khả năng tài chính, cụ thể:

Công ty Tân Hồng Hà đã vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của Hợp đồng hợp tác đầu tư và phụ lục hợp đồng hợp tác đầu tư, đó là: Công ty Tân Hồng Hà đã tự ý huy động vốn trái các pháp luật và trái các quy định của HĐHT hai bên đã ký kết. Ngày 3/8/2015, nguyên đơn đã tự ý ký hợp đồng huy động vốn với Công ty Linh Anh, bán quyền mua căn hộ tại tầng 8 đến tầng 12, tầng 15 đến tầng 24, 3 căn tại tầng 7, hai căn tại tầng 13 (ngày 9/8/2016). Mặc dù trước đó, Công ty này đã ký hợp đồng huy động vốn với Công ty Elite, bán toàn bộ các căn hộ tại tầng 7 của Dự án (trong đó, có một số căn hộ tại tầng 7 sau này lại bán cho Linh Anh). Việc làm này được ví von như gia đình có một cô con gái được đem ra gả cưới cùng lúc cho hai chàng trai.

Còn dựa trên các quy định của pháp luât, hành vi này của nguyên đơn đã vi phạm chế định đại diện, ủy quyền được quy định tại Điều 146, Điều 581 Bộ luật Dân sự 2005, không nhân danh bên ủy quyền khi thực hiện công việc ủy quyền và thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền. Vi phạm các quy định của hợp đồng hợp tác đầu tư hai bên đã ký kết.

Luật sư phía bị đơn cho biết: “Hiện nay, mặc dù không được quyền bán các căn hộ tại Dự án, nhưng được biết Công ty THH đã bán gần như toàn bộ khối nhà 24 tầng cho các khách hàng, thu tiền về tài khoản riêng, không chuyển về Ngân hàng NCB là ngân hàng đang nhận thế chấp toàn bộ Dự án”.

Mặc dù diễn biến tại phiên tòa với các chứng cứ được đưa ra phân tích cụ thể như vậy nhưng trong bản nhận định của mình, đại diện VKS tham dự vẫn cho rằng: Công ty Tân Hồng Hà đã thực hiện đầy đủ các điều khoản của các hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên. Cũng cần nói thêm rằng, vai trò của VKS tham gia tại phiên tòa này rất mờ nhạt, vị đại diện VKS đã đưa ra những câu hỏi không làm toát lên bản chất của vụ án. Có chăng bà chỉ đặt những câu hỏi mang tính chất biện hộ cho phía nguyên đơn.

Đặc biệt, tại phiên tòa, trong phần tranh luận, chủ tọa phiên tòa đã rất nhiều lần hạn chế quyền được trình bày chứng cứ trước Tòa của đại diện Công ty ICC, khiến ông này phải thốt lên trước phiên tòa: “Chúng tôi cảm giác đang bị xử ép”.

 Văn bản giả mạo Cty ICC được Cty Tân Hồng Hà "phù phép" làm giả gửi cơ quan chức năng TP Hà Nội.

Kết thúc phiên xét xử ngày 22/11, HĐXX đã nghị án kéo dài, phiên tòa dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 26/11/2018. Hy vọng rằng, phán quyết của Tòa án tới đây sẽ hoàn toàn dựa trên những chứng cứ và cơ sở pháp lý đã diễn ra tại phiên tòa. Dư luận trông chờ một phán quyết công tâm của Tòa án, dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật và đáp ứng đúng yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Theo Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com