Xem nhiều

NXB Giáo dục Việt Nam nói gì khi 02 bộ sách giáo khoa “biến mất”?

11/03/2021 20:21

Kinhte&Xahoi Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam có 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 nhưng đến lớp 2 có bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" lại “biến mất”.

Lớp 2, lớp 6 không còn 2 bộ sách: "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" của NXB Giáo dục Việt Nam.

Năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 cả nước học 5 bộ sách giáo khoa (SGK). Trong đó, bộ Cánh diều thuộc Nhà xuất bản (NXB) Đại học Sư phạm Hà Nội và NXB Đại học Sư phạm TP HCM; 4 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam gồm: “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Cùng học để phát triển năng lực”, “Chân trời sáng tạo”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.

Tuy nhiên, trong quyết định phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký ngày 9/2 thì chỉ còn ba bộ sách “Cánh diều”, “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo”.

Nghĩa là 3 bộ sách trên sẽ được sử dụng trong năm học tới (2021-2022), còn 2 bộ “Cùng học để phát triển năng lực” và “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” của NXB Giáo dục Việt Nam không có sách lớp 2 và lớp 6.

Việc 2 bộ SGK “bốc hơi”, NXB Giáo dục Việt Nam lý giải, hợp nhất 4 bộ sách thành 2 bộ là nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả, nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách, tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ SGK có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lý về giá thành. 

NXB Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng việc hợp nhất không ảnh hưởng đến việc dạy và học cũng như việc lựa chọn SGK vì mỗi cuốn sách đều bám sát, cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dù học theo bộ SGK nào thì khi kết thúc lớp 1, học sinh đều phải đạt chuẩn tối thiểu đối với lớp 1.

Việc 2 bộ SGK bỗng nhiên biến mất khiến các giáo viên, cơ sở giáo dục và địa phương đang dùng hai bộ sách này thắc mắc, hoang mang. 

Một giáo viên dạy lớp 1 ở Hà Nội chỉ ra rằng, có một số cuốn SGK xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt để gây sự hứng thú với học sinh, giúp các em hào hứng học các bài tiếp theo. Bên cạnh đó, sự khác biệt thể hiện ở triết lý giáo dục, cách thức trình bày, việc sắp xếp trật tự chủ đề, cách dẫn dắt học sinh khám phá cái mới. Do vậy, nếu thay đổi, chắc chắn sẽ có xáo trộn ít nhiều, tùy từng cuốn sách. 

Trong khi đó, một giáo viên dạy lớp 1 tại Hưng Yên  thắc mắc. “Ví dụ, các con học lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, lên lớp 2 không có bộ này nữa thì chuyển qua học sách nào? Hoặc sách lớp 1 của hai bộ sách bị loại bỏ này năm sau có dùng nữa hay không? Chúng tôi cũng chỉ đang ở mức độ thắc mắc, vì mọi thông tin chỉ nghe chứ chưa thấy thông báo chính thức nào”.

L. Ngọc - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/nxb-giao-duc-viet-nam-noi-gi-khi-02-bo-sach-giao-khoa-bien-mat-d150691.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com