Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

2k7 dành cả kỳ nghỉ lễ để ôn thi và chọn trường

03/05/2022 16:06

Kinhte&Xahoi Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là học sinh lớp 9 tại Hà Nội sẽ thi vào lớp 10 THPT. Lo lắng cho kỳ thi, dù được nghỉ lễ 3 ngày nhưng hầu hết 2k7 đều ở nhà, từ chối đi du lịch hay về quê để dành thời gian cho việc ôn luyện kiến thức.

Vừa nghỉ lễ, vừa ôn bài

 Trong suốt 3 ngày nghỉ lễ, Nguyễn Tùng Anh ở quận Long Biên (Hà Nội) chỉ ở nhà. Những ngày này, cậu cho phép bản thân được nghỉ và xem tivi nhiều hơn bình thường một chút, còn lại ngày nào cậu cũng dành thời gian tự học khoảng 3,4 tiếng.

“Em tự thấy mình bị hổng kiến thức nhiều do phải học online. Vì thế, khi được đi học trực tiếp, em luôn phải tranh thủ tận dụng thời gian để học bù, nếu không sẽ không theo kịp các bạn. Nghỉ 3 ngày lễ, gia đình em có về quê nhưng em không đi, em ở nhà để tranh thủ ôn luyện”, Tùng Anh chia sẻ.

Nhiều bạn học sinh cuối cấp ở nhà ôn thi "xuyên lễ"

Không riêng gì Tùng Anh, nhiều học sinh cũng đã tận dụng thời gian nghỉ lễ để tranh thủ làm bài tập, đi học thêm và ôn luyện.

Trần Nguyễn Thái An, học sinh lớp 9A4 trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Dịp lễ 30/4 và 1/5, em vẫn ở nhà, vừa nghỉ lễ vừa ôn luyện. Em chỉ dành ra một buổi tối đi ăn với gia đình, còn lại sắp xếp mỗi ngày làm 2 đề Toán, 2 đề Văn và 2 đề tiếng Anh. Sáng 3/5, em đã bắt đầu đi học trở lại. Dù cũng muốn được thư giãn, vui chơi nhưng kỳ thi chuyển cấp sắp đến nên em tranh thủ học, thi xong rồi nghỉ ngơi cho thoải mái”.

Có con chuẩn bị thi vào lớp 10, chị Đinh Thị Hoa ở huyện Đông Anh (Hà Nội) cùng con đặt nguyện vọng, mục tiêu cụ thể. Để đạt kết quả như mong muốn, chị Hoa và con đã thống nhất không đi chơi ngày lễ. Tuy nhiên, chị vẫn sắp xếp để con vừa học, vừa được thư giãn trong khoảng thời gian này.

"Buổi sáng, con không học mà ra ngoài ăn uống, vui chơi. Đến chiều, con sẽ học 2-3 tiếng. Cả nhà tôi cũng không đi chơi đâu xa. Chúng tôi chỉ hoạt động vui chơi gần nhà để con thoải mái tâm lý".

Trong những ngày nghỉ lễ, nhiều gia đình đang có con học lớp 9 cũng không đi du lịch, cố gắng cân bằng việc học và vui chơi của con để con được thư giãn. Nhiều ý kiến cho rằng, học sinh còn cả cuộc đời phía trước để chơi nhưng học, thi chuyển cấp chỉ có giai đoạn ngắn. Vì thế theo họ, 2k7 không nên lãng phí thời gian, thi xong, con có thể chơi thoải mái.

Tìm hiểu các trường để đăng ký thi

 Ngoài việc học tập, thời gian này, các bạn 2k7 còn cùng bố mẹ tìm hiểu điểm chuẩn đầu vào của các trường THPT, tính toán điểm qua các kỳ thi khảo sát của mình để lựa chọn trường phù hợp với khả năng.

Trần Nguyễn Thái An cho biết thêm: “Qua các đợt thi khảo sát ở trường vừa qua và cả điểm thi học kỳ II, điểm trung bình các môn của em là 8 điểm. Với số điểm này em thấy cũng có nhiều sự lựa chọn. Vì thế em nguyện vọng 1 em chọn THPT Cầu Giấy, nguyện vọng 2 là THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân) và nguyện vọng 3 là trường THPT Đại Mỗ (Nam Từ Liêm)”.

Được giáo viên và cha mẹ định hướng, nhiều học sinh tự tin vào sự lựa chọn của mình

Vũ Thị Hạnh ở huyện Đông Anh chia sẻ: “Em không tự tin vào sức học của mình, vì 2 lần thi khảo sát vừa qua ở trường em cũng chỉ đạt trên 5 điểm. Sau khi tìm hiểu điểm đầu vào của các trường trong 3 năm gần đây và so sánh với điểm thi khảo sát của em, em thấy có một số trường phù hợp với khả năng của mình. Được bố mẹ và thầy cô định hướng, em đã chọn trường THPT Quang Minh ở Mê Linh là nguyện vọng 1, trường THPT Tiến Thịnh ở Mê Linh là nguyện vọng 2, riêng nguyện vọng 3 em chọn 1 trường thật xa là THPT Nguyễn Văn Trỗi ở Chương Mỹ.”.

Chị Nguyễn Thị Cúc có con thi vào lớp 10 năm nay cho hay: “Để chọn trường THPT, hai mẹ con tôi đã cùng nhau bàn bạc, xem lại điểm chuẩn của các trường trong vài năm gần đây, nhất là năm 2019-2020, Hà Nội tổ chức thi 3 môn. Sau đó căn cứ vào điểm kiểm tra khảo sát của trường, điểm thi học kỳ 2 của con và tham khảo các đề thi của các quận huyện xung quanh để dự đoán khả năng cháu được bao nhiêu điểm, từ đó chọn trường phù hợp với năng lực của con. Tôi cũng bám sát vào định hướng của Sở GD&ĐT Hà Nội về điểm tuyển sinh với các nguyện vọng để lựa chọn trường phù hợp với năng lực, đảm bảo cho con học môi trường công lập mà không phải di chuyển quá xa, lại phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình”.

 Đình Trung - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/2k7-danh-ca-ky-nghi-le-de-on-thi-va-chon-truong-195500.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com