Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Bạch Mã, ngôi đền lâu đời nhất “Tứ trấn Thăng Long“

18/10/2020 12:08

Kinhte&Xahoi Thăng Long Tứ Trấn bao gồm: Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây là 4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long. Thời xưa, những ngôi đền này thường được nhà vua đến dâng hương vào dịp đầu năm…

Sự tích và những bí ẩn linh thiêng

Đền Bạch Mã là ngôi đền sớm nhất mà thần chủ được thờ ở đây trở thành Đông Thành hoàng. Chính vì vậy ngài được phong mỹ tự là Quốc đô định banh Thành Hoàng Đại Vương, nghĩa là thành hoàng của kinh thành Thăng Long- đứng đầu đất nước.

Giáo sư Đinh Khắc Thuân, Viện nghiên cứu Hán Nôm cho biết, tài liệu lịch sử ghi chép lại cho thấy, Đền Bạch Mã được khởi dựng dưới thời nhà Đường khi Cao Biền xây La thành vào năm 866. Sau đó khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra xây thành Thăng Long vào năm 1010 nên được xây dựng lại.

Truyền thuyết kể rằng: Khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (năm 1010), xây thành đến đâu bị sụt lở đến đó, nhà Vua tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có vị ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại Đền và vụt biến mất.

Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa. Từ đó thành được đắp cao lên, rất vững chắc. Thành xây xong, nhà Vua xuống chiếu cho chúng dân Thăng Long phong thần Long Đỗ làm thành Hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đấy ngựa trắng là một biểu tượng thiêng liêng của Đền.

Ở một tích khác, hai cuốn sách cổ Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh tập đã ghi chép lại sự tích về thần Long Độ (Long Đỗ), trong đó nhắc đến đoạn với Cao Biền như sau: Khi xưa, Cao Biền đời nhà Đường được cử sang cai trị Giao Châu, cho đắp thành Đại La.

Một hôm, Biền đang vẩn vơ dạo ngoài cửa đông thành, bỗng thấy mưa to gió lớn, rồi một đám mây ngũ sắc bốc lên từ mặt đất, tụ lại ở trên không, tia sáng bốc lên chói mắt, khí trời trở nên lạnh lẽo. Giữa đám mây, thấy hiện ra một người “đầu đội mão xích hoa, thân mặc áo tử hà, xiêm là, giày đỏ, bay lượn ở trong mây mù, hương lạ thơm lừng, đàn sáo hợp tấu, lững lờ uyển chuyển, lúc thấp lúc cao, lâu ước độ hai khắc rồi bỗng nhiên tan mất”.

Cao Biền cho là yêu quái. Đêm hôm ấy, Biền mộng thấy người gặp lúc ban ngày, đến bảo rằng: “Ta là Long Độ vương khí quân, thấy ông mở rộng kinh thành thì đến xem chơi, chớ có ngờ.

Một số phiên bản của Lĩnh Nam chích quái cũng chép đoạn sau của truyện này, kể chuyện khi Lý Thái Tổ dời đô, thần Tô Lịch thác mộng chúc mừng vua và cũng được vua phong là “Đô quốc Thành hoàng đại vương”, tức Thành hoàng của Thăng Long.

Và theo quan điểm của GS Lê Văn Lan thì thần Tô Lịch và thần Long Đỗ là một. Theo GS Lan, tên gốc của thần là Tô Lịch, vốn là vị già làng của một thôn làng bên bờ sông Tô, một “Làng Hà Nội gốc”, được gọi là “hương Long Đỗ”: “Trong đền Bạch Mã còn có một tượng nhân thần nữa, làm bằng đồng. Đó là, tượng thần Long Đỗ, vốn là vị thần của hương Long Đỗ - làng Rốn Rồng.

Đấy là nơi tụ cư đầu tiên trên đất Kinh kỳ, sau này. Cả ngàn năm trước khi Lý Thái Tổ định đô và dựng kinh thành Thăng Long, cư dân hương Long Đỗ, đã chọn ngọn Núi Nùng (Nùng Sơn chính khí) và dòng sông Tô (Tô Lịch giang thần) làm chỗ dựa phong thủy ở chính giữa đất trời. Người đứng đầu làng sau đấy trở thành phúc thần, che đỡ cho cả vùng đất Rồng thiêng, ngày càng mở rộng ra, quanh chỗ Rốn Rồng …”.

Như vậy, về cơ bản các tên gọi đều muốn chỉ đến rốn rồng (là nơi mà Đất và Trời gặp nhau, là trung tâm của vũ trụ). Cũng theo quan điểm phương Đông, bụng có một vai trò quan trọng như tim trong quan điểm của phương Tây…

Niềm tin vào linh khí núi sông!

PGS. TS Trần Thị An, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đền Bạch Mã như ta thấy hiện nay là một ngôi đền tọa lạc trong khu phố cổ Hà Nội, nơi thu hút sự tham gia thực hành tín ngưỡng của nhiều đối tượng người dân như thương nhân công chức du khách. Nơi có sự hiện diện của nhiều pho tượng minh chứng cho biết bao biến đổi các vị thần chủ. Nơi chồng lấn lên nhau biết bao truyền thuyết về sự tích các vị thần của di tích này.

Nơi chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử và biến đổi văn hóa khiến ngôi đền này mở rộng quy mô từ thành Hoàng làng đến thành hoàng đô phủ và thành hoàng quốc đô theo với đà phát triển của thủ đô Hà Nội trong thời gian. Tất cả những thay đổi chính trị, xã hội từ bên ngoài tác động vào và những biến đổi văn hóa từ bên trong diễn ra làm nên diện mạo đa diện, chứa đựng khá nhiều bí ẩn của tín ngưỡng ở ngôi đền này. 

 Các nhà khoa học kiến nghị đền Bạch Mã cần được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt…

Cũng theo PGS.TS Trần Thị An, theo dòng lịch sử, người dân Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng tạo nên cho mình một không gian thiêng độc đáo chứa đựng nhiều lớp đắp bồi của lịch sử và nhiều trầm tích văn hóa được lưu giữ tại đền Bạch Mã trong niềm tin tưởng của mình vào linh khí núi sông. Người dân đã sáng tạo nên các truyền thuyết kiến tạo nên các không gian thiêng, trong đó các vị thần chủ được ngưỡng vọng và thờ cúng.

Ở góc độ chủ quyền, PGS. TS. Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, để đánh giá giá trị di sản văn hóa Đền Bạch Mã cần phải dựa vào lịch sử ra đời của Đền năm 866, ý thức độc lập tự chủ của người Việt Nam, nước mất nhưng văn hóa không mất. Từ đó dẫn tới việc xây dựng đền Bạch Mã. Lịch sử ra đời và tồn tại của đền hơn một thiên niên kỷ đáng trân trọng.

Cùng với đó, dáng dấp kiến trúc đền Bạch Mã hiện nay là dấu ấn đặc trưng của phong cách kiến trúc thế kỷ 19 thời Nguyễn. Đền được xây theo hình chữ Tam, bên ngoài là phương đình 8 mái. Điểm đặc sắc của công trình kiến trúc này chính là hệ thống mái hình vỏ cua (hình mai con cua) liên kết giữa các hạng mục kiến trúc. Điều này tạo sự khép kín, liên hoàn, tăng thêm không gian cho di tích, tạo điểm nhấn khác biệt, hiếm thấy của di tích so với nhiều di tích vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Đền hiện còn giữ được nhiều hiện vật có giá trị mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 17, có lẽ được bổ sung trong việc tu bổ và năm chính hòa thứ 8 (1687). Ngôi đền còn lưu giữ được 18 bia đá cổ ghi lại việc sửa đền, 17 đạo sắc phong do triều đình nhà Nguyễn ban tặng, cùng nhiều đồ thờ tự quý khác.

Nhiều tài liệu Hán Nôm của đền cũng được sao chép lưu giữ tại kho sách cổ Hán Nôm của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp sưu tập trước đây. Đó là tục lệ 3 giáp phường Hà Khẩu phụng sự thần đền Bạch Mã, cùng nhiều bài văn tế các tuần viết trong năm, câu đối, sắc Phong và khảo cứu về lịch sử đền Bạch Mã

Việc đền Bạch Mã trở thành một trong Thăng Long Tứ trấn cũng chỉ xuất hiện từ thời Lê Trung Hưng trở đi, sau khi cải cách hành chính có tên gọi là Kinh Bắc Sơn Tây, Sơn Nam và Hải Đông chỉ bốn Thừa tuyên quan trọng ở bốn phía của kinh thành Thăng Long.

Gắn liền với Di tích Đền Bạch Mã được biết trước đây có lễ hội Nghênh xuân, vừa mang tính cung đình, vừa mang tính dân gian đặc sắc, có nguồn gốc từ thời Lý, được tổ chức vào mùa xuân hàng năm, mang đậm dấu ấn của văn hóa nông nghiệp, đồng hành cùng tín ngưỡng của Đền Bạch Mã. Đây là một Di sản văn hóa phi vật thể rất có giá trị của Đền Bạch Mã; nhưng do các nguyên nhân khác nhau, lễ hội Nghênh xuân không được duy trì nữa.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam  khẳng định: Điều đặc biệt, tuy Đền Bạch Mã có những ảnh hưởng văn hóa của người Hoa, nhưng Thần chủ Long Đỗ là vị Thần người Việt, bảo hộ cho sự thịnh vượng, đặc tính riêng của văn hóa người Việt. Đó là những nét đặc biệt trong giao thoa văn hóa hàng nghìn năm, nhưng vẫn giữ lại, tôn vinh những giá trị đặc biệt của Việt Nam.

Do đó, PGS.TS Đỗ Văn Trụ nhấn mạnh: Bạch Mã là di tích đặc biệt quý giá, có giá trị tiêu biểu về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh trên cả 2 khía cạnh di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Với những ý nghĩa và giá trị nổi bật của Đền Bạch Mã, di tích này cần được chuẩn bị xây dựng Hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Bảo tồn di tích Đền Bạch Mã phải gắn liền với việc phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô, của quận Hoàn Kiếm, đặc biệt là với Khu phố cổ Hà Nội.

“Với những lợi thế đó, di tích Đền Bạch Mã cần trở thành một điểm tham quan hấp dẫn thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến thăm Thủ đô và phố cổ Hà Nội, góp phần vào phát triển du lịch của địa phương. Quận Hoàn Kiếm cần có kế hoạch và biện pháp tổ chức nghiên cứu, khôi phục lại Lễ hội Nghênh xuân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữ lại những yếu tố truyền thống tốt đẹp và phù hợp với bối cảnh xã hội mới”, PGS.TS Đỗ Văn Trụ  bày tỏ…

Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày giải phóng Thủ Đô (10/10/1954-10/10/2020), sáng 2/10/2020, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức Tọa đàm Khoa “Giá trị di sản văn hóa Đền Bạch Mã, Di tích cấp Quốc”, nhân dịp hoàn thành cơ bản Dự án trùng tu, tôn tạo Di tích đền Bạch Mã, giai đoạn từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020 và chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. 

 

 Uyên Na - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/bach-ma-ngoi-den-lau-doi-nhat-tu-tran-thang-long-d138143.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com