Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Bài 2: Hiện thực hóa nguồn lực văn hóa

03/02/2022 20:29

Kinhte&Xahoi Thăng Long - Hà Nội có nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, song để phát huy nguồn lực to lớn này là cả vấn đề và không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai. Kế thừa những giá trị văn hóa kết tinh từ “nghìn năm văn hiến”; đồng thời xây dựng những giá trị văn hóa mới mang xu hướng thời đại…, qua đó hiện thực hóa nguồn lực văn hóa cho phát triển kinh tế - xã hội, cần có tư duy mới cũng như nhiều nỗ lực và cơ chế chính sách mang tính đột phá.

Thách thức ở phía trước

Thăng Long - Hà Nội chứa đựng một kho tàng văn hóa không nơi nào có được nhưng để trở thành nguồn lực phát triển là cả câu chuyện dài, từ bảo tồn phát huy giá trị di sản gắn với du lịch đến sáng tạo những giá trị văn hóa, qua đó tạo dựng một nền công nghiệp văn hóa mang yếu tố thời đại, còn rất nhiều việc phải làm. Nói cách khác, việc gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế trong vai trò nguồn lực nội sinh vẫn là thách thức lớn.

Thừa nhận Hà Nội đã chú trọng đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị di sản cũng như tạo thuận lợi cho việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa…, nhưng Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Hà Nội chưa nhận diện được giá trị văn hóa từ di sản một cách sâu sắc, gần gũi với sáng tạo văn hóa, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu, thông tin chuyên ngành, cơ chế đầu tư cho công nghiệp văn hóa chưa hợp lý…”.

Thực tế cho thấy, không gian phố cổ Hà Nội - di sản “sống” trong lòng Thủ đô, với những hoạt động kinh tế sôi động đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là việc giải “bài toán” bảo tồn và phát triển. Việc bảo tồn hình thái không gian, cảnh quan kiến trúc đang đối mặt với nhiều vấn đề. Kinh tế phát triển, nhu cầu kinh doanh đa dạng khiến các phố nghề, phường nghề biến đổi, “phố hàng” gắn với ngành nghề đang dần mất đi. Trong khi đó, các giải pháp cải thiện điều kiện sống của người dân bên trong các tuyến phố, các ngôi nhà cổ vẫn chưa có sự đồng bộ. Mặt khác, các di sản văn hóa, các “điểm đến” trong lòng phố cổ chưa được kết nối thành vệt tham quan một cách hiệu quả…

Phát huy giá trị đất “trăm nghề” cũng là cả vấn đề. “Nhất nghệ tinh” - tay nghề của nghệ nhân là yếu tố cốt lõi nhưng chỉ là một phần của câu chuyện phát huy di sản làng nghề. Để có những sản phẩm chất chứa nét văn hóa truyền thống những mẫu mã hiện đại, đáp ứng được yêu cầu thị trường cũng là thách thức lớn với nhiều làng nghề.

Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh, nhận xét: “Đa số sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo; một số làng nghề chuyên sản xuất theo mẫu đặt hàng; việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm chưa được quan tâm…”.

 
 

Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ cùng thế giới, Hà Nội đã ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Liên hợp quốc - UNESCO. Thế nhưng, những không gian sáng tạo, điểm đến của văn hóa - sáng tạo, văn hóa - kinh tế… vẫn chưa thể trở thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế sáng tạo, bởi lẽ mới tập trung vào một số ngành nghề nhất định, có tính chất tự phát, quy mô nhỏ, tản mát và thiếu liên kết, quảng bá quốc tế… nên các không gian này chưa có một đời sống sáng tạo mãnh liệt, gắn năng lực sáng tạo với phát triển kinh tế.

Và yếu tố cốt lõi làm nên “chất” Hà Nội là lối sống tao nhã, cung cách ứng xử thanh lịch - Tràng An đang có biểu hiện phai nhạt trong cơn lốc mở cửa và hội nhập, làm mất đi sức hấp dẫn riêng có của Thăng Long - Hà Nội trong vai trò là một “điểm đến” thân thiện, mến khách... Trong khi đó, thị trường văn hóa cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề nội tại như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn văn hóa phẩm độc hại…; chưa kể sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm công nghiệp văn hóa ngoại lai.

 Nguyên Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, Tiến sĩ Micheal Croft cho rằng: Hà Nội mang trong mình một nền văn hóa được kế thừa từ truyền thống lịch sử lâu đời cùng các công trình văn hóa kết nối trực tiếp với sự phát triển của kinh tế và cơ sở hạ tầng. Nếu được quản lý một cách hiệu quả, đây sẽ là một tiềm năng tuyệt vời cho tương lai của thành phố.

Khơi nguồn động lực 

Để phố cổ Hà Nội thật sự là một không gian di sản, một điểm khám phá văn hóa hấp dẫn, Nguyên Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, Tiến sĩ Micheal Croft cho rằng: Hà Nội mang trong mình một nền văn hóa được kế thừa từ truyền thống lịch sử lâu đời cùng các công trình văn hóa kết nối trực tiếp với sự phát triển của kinh tế và cơ sở hạ tầng. Nếu được quản lý một cách hiệu quả, đây sẽ là một tiềm năng tuyệt vời cho tương lai của thành phố. Quy hoạch phát triển phải kết hợp các hành động để bảo tồn và thúc đẩy các tài sản văn hóa “sống” trong các thành phố vì chúng giúp định hình bản sắc của thành phố với sự sáng tạo và bền vững.

Phát huy giá trị văn hóa làng nghề Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ cần có năng lực sáng tạo mà còn đòi hỏi tư duy thị trường. Cùng với việc tạo cơ chế khuyến khích các nghệ nhân giữ “ lửa nghề”, truyền nghề cho thế hệ trẻ, làng nghề cần đổi mới đào tạo theo hướng chuyên sâu cho từng dòng sản phẩm cũng như nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ mới trong thiết kế mẫu mã...

Theo Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh, bên cạnh việc chú trọng đầu tư công nghệ mới, thân thiện với môi trường và xử lý triệt để vấn nạn ô nhiễm…, các địa phương cần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng làng nghề theo hướng phục vụ tốt hơn cho nhu cầu du lịch như xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm; khu trải nghiệm sản xuất…

Để phát triển thành phố sáng tạo, gắn năng lực sáng tạo của mỗi con người với các loại hình công nghiệp văn hóa, kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh - sáng lập viên tổ hợp Ha Noi Creative city cho rằng, Hà Nội còn không ít không gian chưa được khai thác hiệu quả. Nếu tận dụng tốt, những không gian này sẽ trở thành “cơ sở hạ tầng” lý tưởng để khơi dậy, lan tỏa năng lượng sáng tạo, từ đó, tạo nên những giá trị mới phục vụ người dân. Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang, Giám đốc UN-Habitat Việt Nam (Chương trình định cư con người Liên hợp quốc), điều cần nhất chính là xây dựng “hệ sinh thái” cho cộng đồng sáng tạo, trong đó khích lệ sự tương tác giữa nhiều ngành nghề...

Tuần lễ khai mạc khơi nguồn sáng tạo Hà Nội
 
 
 

Và vấn đề đặc biệt quan trọng là việc định hình tư duy, phương thức quản lý văn hóa trong bối cảnh phát triển mới của thời kỳ hội nhập, từ đó giúp các chủ thể văn hóa định hình sản phẩm theo hướng phục vụ lợi ích chung của cộng động; đồng thời, phát huy nguồn lực nội sinh, năng lực sáng tạo trong mỗi người Hà Nội. Cùng với việc phát huy giá trị người Hà Nội, thành phố cần có những giải pháp căn cơ để phát triển lành mạnh thị trường văn hóa; đồng thời, đổi mới đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa bằng những cơ chế chính sách kiến tạo, như: Miễn giảm thuế, tăng cường bảo hộ bản quyền…

Để nguồn lực văn hóa trở thành giá trị tinh thần và nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô, cần có đột phá mới trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách.

 Thanh Thủy, Ảnh : Tuấn Điệp - Ánh Dương - Quang Thái- Hà Nội mới

 




;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Hà Nội mới http://hanoimoi.com.vn/mega-story/van-hoa/1023626/longform%5D-bai-2-hien-thuc-hoa-nguon-luc-van-hoa

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com