Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Bạo lực học đường: Cái giá của sự vô cảm?

19/03/2021 09:59

Kinhte&Xahoi Thời gian qua, liên tiếp những vụ bạo lực học đường xảy ra ngay trong trường học giữa sự thờ ơ của nhiều học sinh.

Ảnh minh họa.

Ở lứa tuổi “dữ dội” này, lý do dẫn đến bạo lực đôi khi chỉ bởi va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội hoặc “thấy ghét nên đánh”...

“Anh chị đại” học đường

Ngày 17/3, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP HCM cho biết đã có quyết định kỷ luật những học sinh liên quan đến vụ đánh nhau trong lớp học xảy ra hôm 10/3. Các học sinh đã thừa nhận đánh bạn là do mâu thuẫn trên mạng xã hội và bày tỏ sự hối hận về hành vi sai trái của mình.

Hội đồng kỷ luật nhà trường đã xử lý kỷ luật 15 học sinh liên quan vụ việc trên, trong đó, 2 học sinh tham gia đánh bạn bị đình chỉ học 1 tuần, xếp loại hạnh kiểm yếu trong học kỳ II. Phụ huynh các em cũng đồng ý hình thức kỷ luật này. Ngoài ra, nhà trường sẽ tuỳ theo sự tiến bộ của các em để xem xét xếp loại.

Theo như clip ghi lại thì nguyên nhân được cho là 1 nữ sinh đã nói xấu 2 bạn khác trong lớp. Nhóm nữ sinh này đã hẹn nhau giải quyết, tuy nhiên, bạn nữ (sau này bị đánh) đã không đến nơi hẹn do đau mắt. Có lẽ vì vậy mới có cách giải quyết bạo lực tiếp theo ngay trong lớp học.

Điều đáng nói là, vụ việc diễn ra ngay trong giờ ra chơi, cả lớp có mấy chục học sinh nhưng không ai can ngăn. Thậm chí, một nam sinh còn quay lại clip và cổ vũ rất nhiệt tình: “Đây là cảnh 2 chị đại trong lớp đánh nhau”. Không chỉ vậy, các bạn khác trong lớp vẫn cười nói và vẫn ra chơi bình thường như không có chuyện gì xảy ra.

“Chị đại” trong clip đã không ngừng nắm tóc, đánh vào mặt bạn học cũng như dùng những từ ngữ không phù hợp với lứa tuổi trong môi trường học đường. Ban đầu, bạn nữ bị đánh cũng chống trả quyết liệt. Nhưng càng về sau, nữ sinh này càng yếu sức dần và ngồi im chịu trận.

Bên cạnh việc túm tóc và đánh đập bạn, “chị đại” trong clip cũng yêu cầu nạn nhân phải xin lỗi vì dùng lời lẽ không hay. Mặc dù đã được bạn xin lỗi nhưng nữ sinh này vẫn tiếp tục hành động đánh đập và đạp về phía bạn mình.

Một trường hợp bạo lực học đường khác xảy ra tại Nam Định cũng bị quay video phát tán trên mạng xã hội. Theo báo cáo của Trường THPT Xuân Trường, sự việc bắt đầu từ ngày 24/2, một học sinh lớp 10 và nhóm bạn có xích mích với nhóm khác tại thị trấn Xuân Trường, trong đó có học sinh lớp 11cùng trường.

Sáng hôm sau, 25/2, học sinh lớp 11 này hẹn học sinh lớp 10 ra nhà vệ sinh khu nhà C của Trường THPT Xuân Trường, sau đó đóng cửa và đánh như hình ảnh trong clip phát tán trên mạng xã hội.

Đánh bạn xong, học sinh lớp 11 yêu cầu các học sinh liên quan không được báo với ai và trở về lớp học. Đoạn clip được xác định do một học sinh cũng lớp 11 trong trường quay lại, đến ngày 8/3 mới xuất hiện trên mạng xã hội.

Ở Kiên Giang, ngày 14/3, nhiều người chia sẻ đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh 2 nữ sinh lớp 10 và lớp 8 đánh nhau tại bãi đất trống gần khu vực trường học thuộc thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận. Bên ngoài có rất đông người đứng dùng điện thoại quay video rồi cổ vũ hoặc chỉ cách cho 2 nữ sinh tiếp tục đánh nhau thay vì vào căn ngăn. Điều khiến dư luận bức xúc là có cả người lớn (1 người đàn ông) đứng xem và cổ vũ.

Tại Đắk Lắk, chỉ trong vòng gần một tháng liên tiếp xảy ra các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường với mức độ, tính chất nghiêm trọng. Trước đó cũng nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra từng rúng động dư luận như: Vụ nữ sinh lớp 9 bị 5 bạn học đánh dã man, lột quần áo rồi quay clip (ở Hưng Yên, tháng 4/2019); clip 3 nữ sinh lớp 8 túm tóc, đấm đá liên tục vào một nữ sinh lớp 9 (thị xã Bến Cát, Bình Dương, tháng 10/2019); nữ sinh lớp 11 ở Hà Tĩnh đã bị một nhóm 4 nữ sinh đánh hội đồng trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác (tháng 5/2020); Trường THPT Ngô Gia Tự (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) nhóm học sinh cấp 3 đã đánh bạn học ngay trong trường (tháng 3/2021)…

Sự vô cảm lên ngôi?

Thống kê gần nhất của Bộ Công an, tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi.

Còn theo số liệu của Dự án PLAN (tổ chức phi chính phủ quốc tế) lấy ý kiến từ 7.746 học sinh ở nhiều địa phương cho thấy, 75% học sinh cần được tư vấn về quan hệ thầy cô, bạn bè, cha mẹ; rồi đến bạo lực, bị bắt nạt; 10% học sinh cho rằng, các em gặp khó khăn trong học tập…

Điều khiến cho dư luận “sốc” là khi bạo lực nghiêm trọng lại tới từ những đứa trẻ vị thành niên còn ngồi trên ghế nhà trường. Người ra tay là những người bạn học, không có mâu thuẫn về quyền lợi, lợi ích, không có lý do ân - oán - tình - thù gì đến mức phải chém giết, trả thù nhau. Ấy vậy mà bạo lực lại vẫn có thể nghiêm trọng đến mức lấy đi mạng sống của nhau.

Dư luận hoang mang chính là ở chỗ không tìm ra những lí do, nguyên nhân chính đáng để lí giải cho những sự việc này. Theo Luật sư Nguyễn Đào Tơ - Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Huy, pháp luật đã có các chế tài xử lý hành vi bạo lực học đường. Tùy theo mức độ, tính chất, hành vi mà hành vi bạo lực học đường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, khi áp dụng các chế tài xử lý vi phạm, cần phải căn cứ vào độ tuổi của các em. Cụ thể, theo quy định tại Điều 5, Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý với hình thức xử phạt là cảnh cáo…

Theo các chuyên gia, mặc dù quy định của pháp luật đã rõ, tuy nhiên, nhận thức của các em ở lứa tuổi thanh, thiếu niên còn rất hạn chế. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Và có một thực tế, chỉ khi sự việc xảy ra quá nghiêm trọng, chúng ta mới giật mình thảng thốt, khi một đứa trẻ đến trường, chúng ta không biết chúng đang gặp vấn đề gì? Không biết chúng đang bị đe dọa, bị cô lập, bị bạo hành… Ở đó, có lỗi của người lớn, có phụ huynh, gia đình đã không bên trẻ ở lứa tuổi nổi loạn này.

Khi mỗi người chăm chăm theo cuộc sống riêng, khi gia đình không hạnh phúc, khi mỗi người lớn phó mặc trẻ cho nhà trường, cho máy tính, smartphone và rồi tới một ngày chúng ta sẽ nhận về một đứa trẻ nghiện game, một đứa trẻ hung hãn giải quyết mọi mâu thuẫn bằng nắm đấm… Chúng ta không thể phủ nhận, người thầy đầu tiên của trẻ chính là gia đình, cha mẹ, ông bà, là những ứng xử của ruột thịt, yêu thương.

Tiếp đó là tới thầy cô ở trường, thầy cô phải yêu quý và biết cách gần gũi với học trò mình sẽ để định hướng, đặt sự tin tưởng, chứ không phải sự áp đặt. Thậm chí, nhiều thầy cô cũng hành xử với học trò bằng những cái tát, những lằn roi sẽ đi theo các em tới suốt cuộc đời. Khi đó, bạo lực sẽ sinh ra bạo lực. Sự vô cảm dường như đến từ nhiều phía, để những đứa trẻ không còn biết thế nào là đúng sai, phải trái và không có chút trắc ẩn ngay với bạn mình… 

 Uyên Na - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bao-luc-hoc-duong-cai-gia-cua-su-vo-cam-d151241.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com