Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Báo nước ngoài viết cuộc sống bên trong cơ sở cách ly Covid-19 của Việt Nam

25/03/2020 10:30

Kinhte&Xahoi Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đã đăng tải bài viết phản ánh một phần cuộc sống bên trong cơ sở cách ly Covid-19 tại một doanh trại quân đội ở Việt Nam.

Hoạt động đưa cơm tại một cơ sở cách ly ở tỉnh Đồng Tháp (Ảnh: Phuong Chinh/SCMP)

Trước khi lên đường trở về Việt Nam từ Anh tuần trước, Phuong Chinh đã hiểu rằng cô sẽ bị đưa vào cơ sở cách ly bắt buộc. Ban đầu, Chinh do dự về việc này, nhưng sau đó đã quyết định về nước.

Chinh - một học viên thạc sĩ ngành marketing ở London - cho rằng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang lây lan nhanh, Anh không an toàn bằng Việt Nam. Cô cũng chia sẻ chuyện từng bị phân biệt đối xử khi bị người khác chỉ vào mặt gọi là “corona” vì cô là người gốc Á.


Chinh là một trong hàng nghìn người Việt Nam ở nước ngoài lên các chuyến bay về nước. Hôm 17/3, Việt Nam ra thông báo rằng toàn bộ những người xuất phát từ Mỹ, châu Âu và các nước ASEAN đều bị bắt buộc cách ly 14 ngày khi nhập cảnh vào Việt Nam. Đây là thông báo bổ sung cho quy định trước đó áp dụng cho người đến từ Trung Quốc đại lục, Iran, Italia và Hàn Quốc - những “điểm nóng” Covid-19 trên toàn cầu. Khi Chinh trở về, các quy định về cách ly đã có hiệu lực.

Tính đến ngày 24/3, Việt Nam đã cách ly khoảng 22.490 người trong khi theo dõi 30.000 người khác tự cách ly tại nhà, SCMP dẫn số liệu của Bộ Y tế Việt Nam đưa tin.

Vào thời điểm hiện tại, Việt Nam có 134 ca Covid-19 nhưng chưa có ca tử vong. Tuy nhiên, số ca ở Việt Nam đã có dấu hiệu tăng kể từ đầu tháng 3, phần lớn là các ca nhập ngoại từ châu Âu và Mỹ. Chính phủ Việt Nam đang thể hiện sự quyết tâm lớn trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Cuộc sống trong cơ sở cách ly

Sau khi nhập cảnh, Chinh cuối tuần qua được đưa tới một cơ sở cách ly ở Đồng Tháp do các quân nhân và các nhân viên y tế vận hành. Cô hiện vẫn chưa có triệu chứng của Covid-19 và đang chờ kết quả xét nghiệm.

Chinh cho biết phòng cô có 6 người. Mỗi người có giường riêng và được phát đồ vệ sinh cá nhân. Ba bữa ăn mỗi ngày và nước uống đều được phát miễn phí.

"Điều kiện tại đây không thể giống như ở nhà, nhưng tôi ổn. Hôm qua, tôi có nhờ các quân nhân cho tôi ăn rau muống vì chúng tôi rất thèm món này. Vào cùng ngày, chúng tôi đã được ăn theo mong muốn”, Chinh nói.

Một công dân Anh giấu tên và vợ của ông đã được đưa vào một cơ sở cách ly ở Thành phố Hồ Chí Minh tuần trước sau khi nhập cảnh vào Việt Nam. Điều kiện tại cơ sở này giống với cơ sở của Chinh.

“Mọi người ở đây làm việc rất chăm chỉ trong điều kiện rất vất vả và chúng tôi không có gì ngoài việc tôn trọng những gì mà họ đang làm”, người đàn ông cho hay.


Gavin Wheeldon chụp ảnh với 2 nhân viên y tế của Việt Nam tại cơ sở cách ly (Ảnh: Gavin Wheeldon/SCMP)

Công dân Anh Gavin Wheeldon, người đến Hà Nội hôm 14/3, mô tả rằng ban đầu anh cảm thấy lo ngại vì không có nhiều thông tin về một nơi còn xa lạ và không biết điều gì sẽ chờ đợi anh phía trước.

Tuy nhiên, nỗi e dè đã biến mất khi Wheeldon bắt đầu quãng thời gian cách ly ở một doanh trại quân sự tại Sơn Tây, Hà Nội. Wheeldon hòa nhập với cuộc sống bên trong cơ sở cách ly và dần quen với không khí tại đây.

Anh được hỗ trợ về mặt ngôn ngữ giao tiếp, được một quân nhân mua hộ thẻ sim điện thoại để có thể liên lạc với người thân. 

Wheeldon đã có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19, tuy nhiên anh vẫn lo ngại rằng mình có thể vẫn mang virus corona mới (SARS-CoV-2) khi ra ngoài và anh không muốn vô tình phát tán nó.

“Với những người cao tuổi và những người dễ bị tổn thương, nhiễm virus có nghĩa là chuyện sinh tử. Tôi không muốn mình trở thành lý do khiến ai đó không được gặp ông hay bà của họ lần nữa”, anh lý giải.


 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/bao-nuoc-ngoai-viet-cuoc-song-ben-trong-co-so-cach-ly-covid-19-cua-viet-nam-d120125.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com