Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Bộ Y tế: Thổi nồng độ cồn phải nghiêm ngặt để phòng dịch Corona

05/02/2020 15:28

Kinhte&Xahoi "Hiện nay, dịch bệnh do chủng mới virus Corona (nCoV) diễn biến phức tạp, lây lan trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm tăng cao;khi thổi đo nồng độ cồn, đề nghị mỗi người tham gia giao thông phải sử dụng một ống thổi riêng chưa qua sử dụng (đã được tiệt trùng) để phòng chống dịch bệnh"- Bộ Y tế cho biết.

Bộ Y tế vừa có văn bản 463-BYT/DP báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc sử dụng phương tiện kiếm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông. Theo đó nhấn mạnh, tại những thời điểm có dịch bệnh như hiện nay, hoạt động kiếm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình, yêu cầu.

Theo Bộ Y tế, việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tương tự đối với các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân.

Thôi đo nồng độ cồn phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để tránh lây nhiễm virus Corona. Ảnh minh họa

Đến nay trên thế giới và tại Việt Nam chưa có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm của các loại hình giao tiếp nêu trên. Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như dùng riêng ống thổi cho từng người, sát khuẩn thiết bị đo, lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đúng quy trình thao tác và người dân tuân thủ hướng dẫn của cánh sát giao thông thì sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

"Tại những thời điểm có dịch bệnh như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nCoV như hiện nay, hoạt động kiếm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình, yêu cầu"- văn bản nêu rõ.

Lực lượng cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ cần áp dụng các biện pháp bảo hộ cá nhân và tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế về phòng chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nói chung và nCoV nói riêng cho bản thân và người dân.

Đồng thời theo diễn biến và các mức độ nguy cơ của dịch bệnh (ví dụ như khi công bố dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp), Bộ Công an báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án thích hợp cho việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế kiến nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế để rà soát, cập nhật hoàn thiện hướng dẫn quy trình, thao tác khi thực hiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở, bảo đảm yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng chống dịch bệnh.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có văn bản 464-BYT/DP gửi Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về việc góp ý dự thảo Hướng dẫn tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch bệnh nCoV.

Theo đó, Bộ Y tế đồng ý việc cần thiết phải có Hướng dẫn hoạt động kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông trong điều kiện có dịch bệnh nCoV để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nói chung và dịch bệnh nCoV nói riêng.

Bộ Y tế cơ bản nhất trí với các nội dung của dự thảo, đề nghị tiếp tục rà soát để cập nhật kịp thời các hướng dẫn, khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và các ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh nCoV.

Để bảo đảm an toàn, giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho người thực thi công vụ, người tham gia giao thông và cho cộng đồng thì hoạt động kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần phải tuân thủ theo đúng quy trình, hướng dẫn.

"Hiện nay, dịch bệnh nCoV có diễn biến phức tạp, lây lan trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm tăng cao; đề nghị mỗi người tham gia giao thông phải sử dụng một ống thổi riêng chưa qua sử dụng (đã được tiệt trùng); cán bộ kiểm tra và người tham gia giao thông phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh"- Bộ Y tế cho biết.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Theo Dân Việt/ Pháp luật Plus Bộ Y tế: Thổi nồng độ cồn phải nghiêm ngặt để phòng dịch Corona

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com