Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Cách ly người về quê đón Tết kiểu 'tự phát', gây khó khăn cho nhu cầu chính đáng của người dân

19/01/2022 07:46

Kinhte&Xahoi Mặc dù Bộ Y tế có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đề nghị chấn chỉnh biện pháp không phù hợp, song mỗi nơi thực hiện một khác.

Trong bối cảnh hầu hết mọi người đều đã tiêm 2 - 3 mũi vaccine, mức độ hiểu biết về Covid-19 cũng khác nhiều so với Tết 2020, 2021, khả năng phòng chống dịch của hệ thống y tế cũng tốt hơn trước thì nhiều người hi vọng việc về quê đón Tết sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy nhiều nơi đang "lo lắng cực đoan" đối việc người về quê đón Tết.

Không ít địa phương đưa ra những quy định "tự phát" đối với người dân trở về quê đón Tết. Điều này thể hiện sự hiểu biết chưa sát sao về dịch bệnh và về thành quả chống dịch, đồng thời đang làm khó người dân có nhu cầu chính đáng về quê đón Tết.

Hiện cách làm của các địa phương "mỗi nơi một phách", gây khó khăn cho người dân và cũng không có tác dụng chống dịch rõ ràng. Dù Bộ Y tế đã có công văn về vấn đề này nhưng nhiều địa phương vẫn "ngó lơ", giữ nguyên quy các quy định, gây trở ngại cho người dân.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 17/1, Bộ Y tế đã có văn bản gửi chủ tịch UBND tỉnh, thành về việc chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp. Trong công văn, Bộ Y tế cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 242 ngày 11/1 của Văn phòng Chính phủ về việc chấn chỉnh một số sự việc báo chí phản ánh, người dân phản ảnh một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp...

Tại Hà Giang, tỉnh này yêu cầu các sở, ban, nghành, các huyện tuyên truyền người dân thực hiện khai báo y tế trung thực và xét nghiệm, cách ly, theo dõi theo quy định khi trở về địa phương.

Quy định phòng, chống Covid-19 mỗi nơi một khác khiến người dân lo lắng. (Ảnh: P. H)

Đối với người dân về từ các địa phương có cấp độ dịch 3,4 thì thực hiện theo công văn số 4168/ UBND – VHXH ngày 19/10/2021 của UBND tỉnh. Cụ thể, những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc khỏi bệnh Covid-19 trước đó 6 tháng thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày trở về địa phương và luôn thực hiện 5K.

Đối với những người chưa tiêm đủ mũi vắc xin thì thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày trở về địa phương, luôn thực hiện 5K, tiếp tục theo dõi tại nhà 7 ngày tiếp theo. Lấy mẫu xét nghiệm 2 ngày, lần thứ nhất vào ngày đầu tiên và lần tiếp theo vào ngày thứ 7 kể từ ngày trở về địa phương.

Những người chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày, kể từ ngày trở về địa phương, tiếp thục theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày trở về địa phương.

Tỉnh Tuyên Quang yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện rà soát tất cả các hộ gia đình trên địa bàn để nắm số lượng người thân từ ngoại tỉnh về nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tổ Covid-19 cộng đồng có trách nhiệm theo dõi, quản lý người dân tại địa bàn được phân công, kiểm tra và hướng dẫn người dân khai báo y tế trên phần mềm PC-Covid.

 Người về từ vùng dịch cấp độ 1,2 tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc 14 ngày với người tiêm chưa đủ liều vắc xin Covid-19 (chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ), nghiêm túc thực hiện 5K.

Về từ vùng dịch cấp độ 3 thì tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc cách ly y tế tại nhà 14 ngày với người chưa tiêm đủ liều vắc xin, lấy mẫu xét nghiệm test nhanh vào ngày 1 và ngày thứ 7 hoặc 14 trước khi hêt quyết định cách ly.

Người về từ vùng dịch cấp độ 4 (vùng nguy cơ rất cao) phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (bằng phương pháp RT-PCR) trong vòng 72 giờ). Thực hiện cách ly y tế 7 ngày nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc 14 ngày với người chưa tiêm đủ liều vắc xin. Lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 1, ngày thứ 7 hoặc 14 ngày trước khi hết quyết định cách ly.

Có thể nói, trong số các tỉnh phía Bắc, Tuyên Quang và Yên Bái là 2 địa phương thực hiện khá khắt khe đối với người từ địa phương khác về. Tại Yên Bái, quy định người về từ vùng đỏ và cam đã tiêm đủ liều vaccine thì phải cách ly tại nhà 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR 3 lần và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Người chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phải cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR 4 lần và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Nếu về Yên Bái từ vùng vàng, người dân cách ly tại nhà 7 ngày và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Còn người về từ vùng xanh, Yên Bái yêu cầu tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.

Nhiều địa phương yêu cầu người trở về phải có xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR. (Ảnh minh họa).

Phú Thọ: Người về từ vùng xanh, vàng tự theo dõi sức khỏe 7 ngày; khuyến khích tự test nhanh COVID-19. Người từ vùng cam, đỏ phải xét nghiệm âm tính trong 72 giờ bằng RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên.

Người tiêm đủ liều vắc xin sẽ tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 2 lần. Người chưa tiêm đủ liều cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 2 lần và tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo.

Người tỉnh ngoài không lưu trú, đi về trong ngày khai báo y tế tại các điểm đến.

Vĩnh Phúc: yêu cầu xét nghiệm âm tính trước khi về địa phương. Những người về từ vùng xanh, vàng, cam khai báo y tế.

Riêng người về từ vùng đỏ, tiêm đủ 2 mũi vắc xin cách ly tại nhà 7 ngày và thêm 7 ngày theo dõi sức khỏe, xét nghiệm 2 lần. Người chưa tiêm đủ liều vắc xin cách ly tại nhà 14 ngày; đi cách ly tập trung nếu nơi lưu trú không đủ điều kiện.

Người dân từ Hà Nội và các địa phương khác trở về phải khai báo y tế với chính quyền nơi cư trú. Xã, phường vận động người dân tự xét nghiệm trước khi trở về.

Người từ nơi nguy cơ cao, người các tỉnh thành, đặc biệt là người từ Hà Nội, khi đến liên hệ công tác phải test nhanh kháng nguyên trước. Cơ quan, doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn kit test nhanh để xét nghiệm cho khách trước khi làm việc.

Tỉnh Lào Cai quy định, những trường hợp đến/về từ vùng đỏ và vùng cam đều phải thực hiện xét nghiệm. Trong đó, người đến/về từ các vùng nguy cơ cao chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 thực hiện xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 hai lần (vào ngày 1 và 7 kể từ ngày về địa phương).

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều được yêu cầu xét nghiệm nhanh ngày 1 và 7, lấy mẫu RT-PCR ngày 14.

Tỉnh Bắc Kạn yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và khuyến cáo toàn thể Nhân dân hạn chế di chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh, nhất là trước và trong thời gian nghỉ Tết; đồng thời hạn chế di chuyển giữa các địa phương trong tỉnh khi không thật sự cần thiết, đặc biệt là di chuyển từ địa phương có cấp độ dịch thấp đến địa phương có cấp độ dịch cao hơn và ngược lại (trừ các hoạt động vận chuyển lưu thông hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh) để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.

Tỉnh Lạng Sơn quy định những trường hợp trở về từ vùng cam, vùng đỏ phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên vào ngày thứ nhất. Tỉnh buộc cách ly y tế đối với người đến/về địa phương từ địa bàn có dịch nguy cơ cao, nguy cơ rất cao hoặc vùng cách ly y tế.

Đặc biệt, công nhân từ các khu công nghiệp trở về Lạng Sơn phải thực hiện test nhanh tại các chốt kiểm soát hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực để trình cơ quan kiểm soát; đồng thời đến Trạm Y tế địa phương để thực hiện khai báo y tế bắt buộc.

Còn tại tỉnh Quảng Ninh
, các quy định đối với người từ nơi khác về quê ăn tết được quy định gần như có phần thông thoáng hơn. Cụ thể, những lao động khi trở về địa phương từ vùng xanh và vùng vàng không phải làm xét nghiệm, chỉ phải khai báo với chính quyền địa phương về biến động cư trú; nếu đến/đi qua vùng có nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) phải khai báo y tế với địa phương thực hiện các biện pháp cách ly tập trung. Các chi phí xét nghiệm, cách ly đều do người dân tự chi trả.

TP Hải Phòng cũng áp dụng biện pháp tương ứng cấp độ dịch theo thôn xóm; xã phường; quận huyện; tỉnh thành phố. Cách ly y tế dựa vào việc tiếp xúc, đi đến địa điểm và nơi cư trú có ca bệnh, theo Thông báo của Bộ Y tế, các tỉnh thành phố.

Người vào thành phố Hải Phòng không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-COV-2.

Với những người về từ vùng đỏ và vùng cam, vừa được điều trị khỏi Covid-19 sẽ phải tự theo dõi sức khoẻ trong vòng 7 ngày; còn người đã tiêm đủ vacxin (thẻ xanh trên sổ SKĐT hoặc giấy chứng nhận, mũi 2 đã qua 14 ngày) sẽ phải cách ly tại nhà 7 ngày; chưa tiêm đủ vacxin; tiêm mũi 2 chưa đủ 14 ngày sẽ phải cách ly tại nhà 14 ngày...

Còn người từ vùng vàng và xanh sẽ phải tự theo dõi sức khỏe trong 7-14 ngày, tương ứng với trường hợp vừa khỏi COVID-19, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và chưa tiêm đủ.

Tỉnh Hưng Yên yêu cầu Lãnh đạo cơ quan, chính quyền thôn, tổ dân phố yêu cầu người dân đi lại hằng ngày qua Hà Nội phải ký cam kết biện pháp phòng dịch, hạn chế tiếp xúc với người khác khi về địa phương.

Cán bộ, lao động ra vào cơ quan, đi công tác ngoài tỉnh phải được lãnh đạo đồng ý, xét nghiệm âm tính 72 giờ trước khi quay lại làm việc.

Lao động làm việc trong doanh nghiệp nếu ra ngoài tỉnh phải được chủ doanh nghiệp đồng ý; khi về từ vùng dịch cách ly tại nhà 14 ngày và xét nghiệm trước khi đi làm trở lại.

Thôn, xóm, tổ dân phố yêu cầu người từ vùng dịch về địa bàn có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ. Người Hưng Yên ra ngoài tỉnh hoặc từ vùng dịch về phải khai báo y tế, tự cách ly tại nhà 14 ngày, xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.

Còn Nam Định yêu cầu toàn bộ người đến, đi về từ các địa phương khác phải thực hiện 5K, khai báo y tế, khuyến khích tự test nhanh kháng nguyên khi trở về.

Người từ vùng đỏ, tiêm đủ 2 mũi vắc xin cách ly tại nhà 7 ngày; người chưa tiêm đủ 2 mũi hoặc mũi 2 chưa đủ 14 ngày thì cách ly tại nhà 14 ngày.

Người về từ vùng cam tự theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc người khác, tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu người từ vùng xanh khai báo y tế, thực hiện 5K; người về từ vùng vàng, F3 thì tự theo dõi sức khỏe 7 ngày; người từ vùng cam, F2 nếu đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng, tự cách ly tại nhà 7 ngày.

Người tiêm chưa đủ liều vắc xin thì cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm một lần. Người chưa tiêm vắc xin, F2 thì cách ly 14 ngày. Y tế địa phương ưu tiên xét nghiệm các trường hợp kể trên. Nếu người dân không đủ cơ sở vật chất cách ly tại nhà và đồng ý thì có thể cách ly tập trung.

Người từ vùng đỏ, F1, nếu tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi COVID-19 trong 6 tháng thì cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm hai lần và tiếp tục theo dõi sức khỏe tiếp 7 ngày.

Người tiêm một mũi cách ly tại nhà 7 ngày, theo dõi sức khỏe thêm 7 ngày, xét nghiệm hai lần. Người chưa tiêm vắc xin sẽ cách ly tập trung hoặc tại nhà 14 ngày, xét nghiệm 3 lần, theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày nữa.

Người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em được cách ly tại nhà, người chăm sóc cách ly cùng. Thời gian áp dụng các biện pháp cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe tương ứng với các nhóm nêu trên.

Tại Hà Tĩnh, tỉnh này chỉ vận động người đi từ vùng dịch về tiêm đủ 2 mũi vắc-xin tự nguyện cách ly tại nhà 7 ngày để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, không bắt buộc cách ly.

Theo ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Tĩnh thì tỉnh này sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ người đến/về Hà Tĩnh: Yêu cầu bắt buộc người đến/về trên địa bàn phải thực hiện khai báo y tế. Các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, xác định nhiễm bệnh… thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Khuyến khích, vận động người dân không thuộc diện phải cách ly nhưng đến/về từ vùng nguy cơ cao, tự giác thực hiện biện pháp cách ly tại nhà để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng....  Trong thời gian cách ly theo dõi tại nhà, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

TP Đà Nẵng chủ trương không ngăn sông cấm chợ, không ngăn cản, hạn chế đi lại của người dân; người đến Đà Nẵng khai báo y tế điện tử.

Người về từ vùng dịch màu cam, đỏ nếu không có kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực 72 giờ khi tới Đà Nẵng thì phải xét nghiệm COVID-19. Người từ hai vùng này cách ly (tại nhà hoặc tập trung) tùy từng trường hợp, theo dõi sức khỏe đủ 14 ngày, khuyến khích xét nghiệm nhanh hoặc PCR.

Người dân trước khi về quê ăn Tết nên chủ động liên hệ với trạm y tế nơi mình cư trú để hỏi kỹ hướng dẫn xét nghiệm, cách ly.

Người đến Quảng Nam vì lý do công tác hoặc đi du lịch cuối tuần phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR còn giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu. Nếu thời gian lưu trú tại đây vượt quá giới hạn giá trị của kết quả xét nghiệm phải làm lại xét nghiệm và tự chi trả phí.

Tại tỉnh Bình Phước, người dân được khuyến khích tự chủ động xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên định kỳ hàng tuần hoặc ngay khi ra, vào tỉnh, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao để tự bảo vệ bản thân, gia đình. Người nhập cảnh vào địa phương dưới 14 ngày phải xét nghiệm bắt buộc.

Bà Rịa - Vũng Tàu:Bà Rịa-Vũng Tàu không quy định về cách ly, xét nghiệm đối với người trở về từ vùng 1, 2. Tỉnh có quy định cụ thể đối với người dân trở về quê từ vùng dịch cấp độ 3, 4.

Người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng sẽ theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến 28 ngày kể từ khi vào tỉnh, xét nghiệm vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe báo cho cơ quan y tế.

Người chưa tiêm đủ liều vaccine tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo, xét nghiệm vào các ngày thứ nhất và thứ 7 kể từ khi về địa phương. Người chưa tiêm vaccine sẽ thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, xét nghiệm theo quy định…

Với các tỉnh Tây Nguyên, các quy định đối với người về quê ăn tết Nguyên Đán gần như được thả lỏng hơn nhiều. Theo đó, các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,  Lâm Đồng... không quy định cách ly với người về quê ăn Tết, dù ở bất cứ địa phương nào về.

Trao đổi với phóng viên Pháp luật Plus, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Đắk Lắc không quy định khắt khe với người về từ vùng dịch, chỉ bám vào văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, mỗi người đã tiêm đủ 3 mũi về nhà theo dõi 7 ngày và tự xét nghiệm cách 3 ngày 1 lần. Nếu âm tính thì sinh hoạt bình thường và tuân thủ 5K kể cả người về từ vùng cam, vùng đỏ”.

Mặc dù có nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch các tỉnh Tây Nguyên cũng khuyến cáo người dân khi về quê ăn Tết cần tuyệt đối tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc  đông người, giảm tần suất đi lại khi không cần thiết, không tổ chức hoạt động tập thể hay ăn uống linh đình.

Tương tự, nhiều địa phương Nam Bộ như: Cà Mau, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang… vẫn áp dụng quy định thông thoáng, thích ứng an toàn, không quy định cách ly người về từ tỉnh, thành phố khác.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục cập nhật.

Nhóm PV - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/cach-ly-nguoi-ve-que-don-tet-kieu-tu-phat-gay-kho-khan-cho-nhu-cau-chinh-dang-cua-nguoi-dan-d175061.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com