Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Cận cảnh các chung cư trước nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào ở Hà Nội

25/11/2020 07:40

Kinhte&Xahoi Nhiều chung cư ở Hà Nội được đánh giá mức độ nguy hiểm ở cấp độ D, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ dân cố gắng bám trụ, bất chấp nguy hiểm đang chực chờ.

Nhà A Ngọc Khánh (quận Ba Đình) là khu tập thể lắp ghép do Công ty xây dựng nhà ở Hà Nội xây dựng năm 1985 để cấp cho cán bộ công nhân viên. 
 
Hiện tại khu tập thể này đã xuống cấp trầm trọng với hiện tượng nghiêng và nhiều vết nứt dài. Đơn nguyên 1-Nhà A Ngọc Khánh được cơ quan kiểm định đánh giá nguy hiểm cấp độ D cần được di dời.
 
Biển thông báo và yêu cầu dừng mọi hoạt động tại khu chung cư cấp độ D này.
 
Tầng 1 phải dừng mọi hoạt động kinh doanh.
 
 
Dễ nhận thấy nhất về sự xuống cấp nghiêm trọng của khu tập thể là hệ thống cầu thang với những đường nứt toác chạy dài, tạo cảm giác bất an khi đi lại.
 
 
Vẫn còn một số hộ dân bám trụ tại nơi nguy hiểm có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào này.
 
Sự bong tróc ngày càng nhiều do chất lượng vôi vữa không tốt. 
 
Khu tập thể Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) được xây dựng từ những năm 1960-1970, gồm 67 dãy nhà. Trong đó, nhà G6A của khu tập thể này được đánh giá là 1 trong 2 chung cư nguy hiểm nhất Hà Nội.
 
Đơn nguyên 1 và 2 toà nhà G6A bị đánh giá ở mức độ D – mức độ nguy hiểm nhất cần phải di dời đi.
 
Hệ thống chuồng cọp chằng chịt.
 
 
Thông báo được các cơ quan chức năng dán ngay trên các lối cầu thang.
 
Ghi nhận của PV, hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra tấp nập ở tầng 1, dưới tòa nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
 

Được biết, tại chung cư G6A Thành Công, mới chỉ có 22/49 hộ đồng ý di dời tạm cư bàn giao lại cho quận, số còn lại không đồng ý với mức độ kiểm định của cơ quan chức năng. “Nhà A7 Tân Mai, dựng cột chống thép cả 5 tầng mà chỉ đánh giá ở mức C, còn nhà này không phải chống một thanh thép nào, cũng không một khe nứt nào thì treo biển cảnh báo cấp độ D, nên chúng tôi chưa tin vào kết quả kiểm định", một người dân bám trụ tại chung cư G6A chia sẻ.

 Đơn nguyên 3 tập thể C8 Giảng Võ nằm trong danh sách nguy hiểm cấp độ D cần được di dời.
 
Bên trong tòa nhà là hệ thống cột thép chằng chịt chống, giữ tòa nhà.
Các vết nứt xuất hiện khắp tòa chung cư.
 
Tại chung cư C8 Giảng Võ, nhiều hộ dân chưa di dời bởi băn khoăn của cư dân về chính sách, tái định cư. "Không ai trả lời cho chúng tôi biết là đi bao giờ thì được về, cả tòa chung cư C8 Giảng Võ này có làm mới được không và bao giờ thì làm mới được", người dân sống tại đây bức xúc.
Khu tập thể Bộ Tư pháp được xây dựng từ năm 1990 đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng, được thẩm định, đánh giá nguy hiểm cấp độ D cần được di dời.
Hầu hết tất cả các hộ dân ở đây đều di dời đến khu tạm cư, duy chỉ còn 1-2 hộ.
Hai đơn nguyên 1-3 đã bị nghiêng lún tách rời khỏi đơn nguyên 2 khoảng cách hơn 1m.
 
 

Về những vướng mắc trên, ông Lê Trí Dũng-Phó Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình đã có văn bản đề nghị tổ chức thực hiện kiểm định lại đề theo nguyện vọng của người dân.

Còn đối với băn khoăn về chính sách, tái định cư, ông Dũng trả lời: "Quận Ba Đình đã có nhiều kiến nghị với thành phố liên quan đến việc duyệt quy hoạch, có quy hoạch mới thu hút được chủ đầu tư để thực hiện các dự án xây dựng khu chung cư này, cái quan trọng nhất là chủ đầu tư hiện nay đang chưa có được nên việc vận động gặp rất nhiều khó khăn".

Di dời khẩn cấp người dân ra khỏi những chung cư cũ cấp độ D

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành Văn bản 10549/SXD-PTĐT về việc bảo đảm an toàn tại các chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội trước mùa mưa bão. Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phân loại và lập danh mục những công trình chung cư cũ trên địa bàn, trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng đối với khu chung cư cũ nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc sử dụng; chủ động xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án thực hiện việc phòng, chống đổ sập nhà, công trình, ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi những khu vực không an toàn trước khi bão, lũ, úng ngập xảy ra nhằm bảo đảm an toàn cho công trình và người sử dụng.

Đối với nhà chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D (có nguy cơ sập đổ, phải di dời ngay), hiện trên địa bàn TP còn 5 nhà đang tổ chức di dời: 1 nhà tại quận Đống Đa, 4 nhà tại quận Ba Đình. UBND TP Hà Nội đã bố trí đủ quỹ nhà tạm cư để phục vụ di dời và đã chỉ đạo UBND các quận Đống Đa, Ba Đình khẩn trương tổ chức tuyên truyền, vận động và tổ chức di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, chủ sử dụng ra khỏi nhà chung cư cũ để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, đến nay, việc di dời vẫn chưa hoàn thành. 

Duy Phạm - Ninh Phan  -  Theo Tiền Phong

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/can-canh-cac-chung-cu-truoc-nguy-co-do-sap-bat-cu-luc-nao-o-ha-noi-d141585.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com